Các thành viên nhóm đồng sở thích xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi gà.

Các thành viên nhóm đồng sở thích xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi gà.

(HBĐT) - Cùng chị Bùi Thị Lâm, tập huấn viên của Dự án ADDA (tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch châu á) tại tỉnh, chúng tôi về xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) để tìm hiểu về mô hình chăn nuôi gà thịt thuộc Dự án “Nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người” do Tổ chức ADDA tài trợ.

 

Vừa gặp chúng tôi, chị Quách Thị Hòa, nhóm phó của “Nhóm sở thích chăn nuôi gà thịt” xóm Bưng hồ hởi khoe: “Đợt này gà lớn nhanh lắm, tí nữa anh chị ra mà xem”. Sau vài cú điện thoại, chúng tôi cùng thăm quan quy mô chăn nuôi của gia đình chị Hòa. Khu vườn rộng 5.800 m2 được rào bao quanh toàn bộ. Trong vườn có 110 gốc bưởi, 270 gốc chanh mới trồng  đầu năm cùng nhiều cây ăn quả khác đã cho thu hoạch. Chị dành 150 m2 để xây dựng chuồng gà. Gà được nuôi theo hình thức bán chăn thả. Hiện nay, chị có hơn 40 con gà đẻ trứng, 600 con gà thịt chuẩn bị xuất bán và 800 con gà mới nở. Toàn bộ số gà này đều là giống bản địa. Chất lượng gà thịt thơm ngon, sạch, an toàn do không sử dụng thức ăn tăng trọng. Hiện tại bán được với giá cao gấp đôi gà chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Trung bình mỗi năm chị xuất bán 3 lứa, mỗi lứa trừ chi phí được khoảng 80 triệu đồng.

 

Chị Bùi Thị Hương, nhóm trưởng chia sẻ: “Những kiến thức mà chúng tôi có được là bởi  đã học qua các lớp tập huấn do Dự án ADDA tổ chức”. Anh Quách Nghinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Nhượng cho biết:  Cả xã có 836 hộ, trong đó có 170 hộ nghèo, 306 hộ cận nghèo. Riêng xóm Bưng có 136 hộ thì có tới 22 hộ nghèo và 48 hộ cận nghèo. Nhóm sở thích chăn nuôi gà xóm Bưng khi mới thành lập cũng có 2 thành viên thuộc hộ nghèo và 7 thành viên hộ cận nghèo. Nhưng nhờ có sự hỗ trợ của Dự án và giúp nhau giữa các thành viên trong nhóm nên đến nay, 100% đã thoát nghèo bền vững. Chị Bùi Thị Lâm - tập huấn viên dự án chia sẻ: “Ngoài hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thông qua lớp tập huấn, ADDA còn hỗ trợ tiền thành lập nhóm và hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh cho nhà văn hóa xóm nằm trong mục tiêu phát triển cộng đồng”.

 

Cùng với tập huấn kiến thức, các thành viên trong nhóm còn giúp những người nghèo, không có điều kiện đầu tư vốn vay con giống và được nhóm đứng ra đề nghị Hội Nông dân tạo điều kiện vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi. Bằng hình thức hộ có con giống nhiều cho hộ chưa có vay, khi bán sản phẩm trả lại bằng tiền, cứ như vậy, sau một thời gian ngắn, tất cả các thành viên trong nhóm đều có gà để nuôi. Mặt khác, nhóm trưởng và nhóm phó đã đứng lên huy động chị em đóng góp 10.000 đồng/tháng để xây dựng quỹ nhóm với mục đích cho vay để mua con giống và thức ăn chăn nuôi. Sau 1 năm hoạt động, tất cả các thành viên đều chăn nuôi  có hiệu quả với mức thu nhập khá, cũng vì thế, tiền quỹ nhóm đóng góp tăng dần. Đến nay, mức góp quỹ nhóm 100.000 đồng/người/tháng. Tổng số quỹ đã có trên 22 triệu đồng. Từ khi thành lập đến nay, nhóm đã giúp 10 lượt thành viên vay quỹ để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện tại, bình quân mỗi thành viên có ít nhất từ 250 con gà thịt trở lên tùy từng thời điểm. Nhiều thành viên tích cực như các chị: Quách Thị Hòa, Bùi Thị Hương, Bùi Thị Nhửn, Quách Thị Chiền, Quách Thị Hải, Bùi Thị Ngành nuôi thường xuyên từ 1.000 - 1.500 con gà thịt, mỗi năm xuất bán từ 2 - 3 lứa, thu nhập trừ chi phí được trên 200 triệu đồng/năm.

 

 

 

                                                                   Bùi Công Nhắn

                                                             (Đài TT-TH Lạc Sơn)

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục