Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong năm 2015 thu hút gần 300 người lao động tham gia.

Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong năm 2015 thu hút gần 300 người lao động tham gia.

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Trung bình mỗi năm, huyện Cao Phong cần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đào tạo nghề cho 1.300 người. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, huyện đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo kế hoạch đề ra.

 

Năm 2015, được UBND tỉnh giao chỉ tiêu tạo việc làm cho 950 lao động. Để thực hiện mục tiêu đề ra, huyện chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm, Phòng LĐ-TB&XH  đã chủ động xây dựng kế hoạch và đề nghị UBND huyện phê duyệt 7 lớp  dạy nghề cho 210 học viên với các nghề trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi. Theo đánh giá, số lao động học nghề xong đều áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất và có việc làm ổn định, góp phần tăng thu nhập. Theo đồng chí Bùi Văn Dán, điểm mới của đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm năm nay đã xuất hiện sự liên kết sản xuất giữa người lao động có quỹ đất, công lao động và nay có thêm kỹ thuật trồng cây có múi đã được học với nhà đầu tư có vốn, kinh nghiệm. Sau quá trình đầu tư trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm sẽ được chia theo hình thức 50/50. Đây là hướng mở ra cơ hội cho nhiều người dân trên địa bàn thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế. Đối với người nông dân, ngoài phát triển sản xuất, tranh thủ lúc nông nhàn có thể làm thuê cho các vườn cam ở khu vực thị trấn và các xã lân cận cũng góp phần tăng thu nhập đáng kể.

 

Cùng với đó, để triển khai kế hoạch thực hiện công tác lao động việc làm năm 2015, huyện đã triển khai công tác điều tra cung, cầu lao động ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Phối hợp với Công an huyện và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân ở các xã, thị trấn không xuất cảnh làm việc trái phép tại Trung Quốc. Đồng thời phối hợp với các DN có năng lực, uy tín, pháp lý để tham gia tư vấn xuất khẩu lao động, đưa lao động ở địa phương đi làm việc ở nước ngoài. Kết quả, đến nay, huyện đã đưa được 54 người đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt, trong năm 2015, phát huy hiệu quả từ những năm trước, huyện đã mở sàn giao dịch việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động giữa người lao động trên địa bàn huyện với các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện, đăng ký tham gia sàn giao dịch huyện Cao Phong năm 2015 có 24 DN, tổ chức, cá nhân, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 20 DN trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng người lao động tại sàn giao dịch. Tham gia sàn giao dịch năm nay có trên 300 người lao động, chủ yếu là ĐV-TN đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngay tại sàn giao dịch, đã có 223 người lao động được các DN tư vấn, trong đó có 31 lao động được tuyển dụng; 97 lao động được hẹn phỏng vấn tại DN.

 

Nhờ triển khai đa dạng các hình thức đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương gắn với giải quyết việc làm, kết quả, năm 2015, huyện ước giải quyết việc làm cho 1.341 lao động, đạt 141,2% kế hoạch đã đề ra.

 

 

 

                                                                             Linh Trang

 

 

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục