(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2669/QĐ-UBND về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển CN -TTCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

 

Theo đó, mục tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng giá trị công nghiệp đạt từ 12-15%/năm trong giai đoạn 2016-2020, đạt 9-10%/năm trong giai đoạn 2021-2025; phấn đấu cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 57,8% và đến năm 2025 đạt khoảng 60% (trong đó ngành công nghiệp đạt tương ứng 52% và 53%). Cơ cấu ngành công nghiệp năm 2020: Dự kiến cơ cấu ngành công nghiệp khai thác chiếm 0,7%; ngành chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm 12,6%; ngành chế biến gỗ, giấy chiếm 4,7%; ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 14,6%; ngành hóa chất, hóa dược chiếm 0,53%; ngành công nghiệp may - da giày chiếm 9,1%; ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại chiếm 26,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, ga, nước chiếm 31,3% và ngành công nghiệp khác chiếm 0,12%.

 

Năm 2025: Dự kiến cơ cấu ngành công nghiệp khai thác chiếm 0,6%; ngành chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm 13,9%; ngành chế biến gỗ, giấy chiếm 4,0%; ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 18,1%; ngành hóa chất, hóa dược chiếm 0,57%; ngành công nghiệp dệt may - da giày chiếm 11,0%; ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại chiếm 31,9%; ngành sản xuất và phân phối điện, ga, nước chiếm 19,7% và ngành công nghiệp khác chiếm 0,1%.

 

Định hướng phát triển: ưu tiên và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; chú trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tập trung nguồn lực phát triển các ngành mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên như: sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm sản... có lợi thế về thị trường và lao động như: điện tử, may mặc, lắp ráp cơ khí; sản phẩm bia, rượu, nước giải khát; dược phẩm... Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công, từng bước chuyển sang sản xuất thành phẩm xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành và sản phẩm. Khuyến khích phát triển các ngành TTCN, các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tập trung hỗ trợ các lĩnh vực có thế mạnh gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Thu hút các dự án đầu tư công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các địa bàn nông thôn. Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.

 

                                                 Linh Ngọc (Văn phòng UBND tỉnh)

 

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục