Công ty TNHH Sanko Việt Nam chi nhánh Lạc Sơn giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động trên địa bàn huyện.

Công ty TNHH Sanko Việt Nam chi nhánh Lạc Sơn giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động trên địa bàn huyện.

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của đồng chí Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm xã Nhân Nghĩa, một trong những xã triển khai hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng chí Bùi Văn Vưn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Nhân Nghĩa có trên 1.400 hộ với trên 5.300 nhân khẩu, đời sống chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và buôn bán dịch vụ nhỏ.

 

Công tác XĐ-GN, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền xã. Được sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện, xã đã xây dựng, triển khai kế hoạch cụ thể giải quyết việc làm gắn với chuyển đổi ngành nghề. Năm 2011, các ngành chức năng đã mở được 1 lớp chăn nuôi lợn nái cho 30 học viên, 1 lớp dạy nghề trồng nấm rơm 30 học viên, 1 lớp sửa chữa máy nông nghiệp cho 25 học viên. Các ngành nghề này hiện nay vẫn duy trì và phát triển. Ngoài ra, hàng năm, các chương trình, dự án thường xuyên mở các lớp chuyển giao KH-KT nông, lâm nghiệp, chăn nuôi cho người dân trên địa bàn. Theo đó, đến nay, toàn xã có 3.147/3.420 lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, đạt 92%. Không chỉ xã Nhân Nghĩa, tại nhiều xã trên địa bàn huyện đã tổ chức tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Xã Yên Nghiệp khôi phục, phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm phụ nữ. Tại nhiều xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đã có nhiều mô hình mới như trồng cây có múi ở các xã Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Hương Nhượng, Chí Đạo; trồng cỏ chăn nuôi gia súc ở các xã Miền Đồi, Định Cư, Phúc Tuy, Văn Sơn...

 

Đồng chí Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Huyện có 82.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 57% dân số. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, huyện đã chú trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư kết hợp với định hướng, hỗ trợ người dân giải quyết việc làm tại chỗ ngay tại cơ sở. Đến nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn đi vào sản xuất ổn định, giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động như: Công ty Sankoh giải quyết cho khoảng 500 lao động, Nhà máy gạch cao cấp Lạc Sơn giải quyết việc làm cho 160 lao động... Ngoài ra, năm 2015, huyện đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty Sam Sung, IDC, OLECO tư vấn tuyển dụng đi làm việc trong nước và xuất khẩu lao động. Cùng với đó, huyện chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động. Từ đầu năm đến nay, huyện đã mở được 8 lớp dạy nghề cho 160 lao động  nông thôn theo Quyết định số 1956 của Chính phủ. Riêng Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân huyện đã tạo việc làm và tự tạo việc làm cho 1.857 lao động nông thôn học nghề. Huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức phiên giao dịch việc làm tại xã Liên Vũ thu hút 22 doanh nghiệp và khoảng 470 thanh niên chưa có việc làm ổn định tham gia. Kết quả đã tuyển dụng 51 người và 119 người đăng ký hẹn phỏng vấn đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước. Nhờ đó, năm 2015, huyện Lạc Sơn đã giải quyết việc làm cho 4.300 lao động, đạt 107,5% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27,5%, đạt 101,8% kế hoạch.

 

 

 

 

                                                                           Hương Lan

 

 

  

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục