Cán bộ khuyến nông và nhân dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) thực hành kỹ thuật ủ rơm, rạ làm phân hữu cơ vi sinh.

Cán bộ khuyến nông và nhân dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) thực hành kỹ thuật ủ rơm, rạ làm phân hữu cơ vi sinh.

(HBĐT) - Trong khi trên thị trường các loại phân bón, vật tư nông nghiệp liên tục tăng giá khiến nông dân sản xuất thua lỗ, việc ứng dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng là một hướng đi mới, được đánh giá là một giải pháp giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất cây trồng, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

 

Trước đây, trên những cánh đồng sau khi thu hoạch lúa xong người dân thường đốt rơm, rạ. Nhưng hiện nay, thay vì đốt bỏ nhiều người dân đã biết tận dụng chính các phế phẩm nông nghiệp để tạo ra nguồn phân bón cho vụ sau. ông Bùi Văn Tháp là hộ nông dân tham gia lớp dạy nghề ứng dụng chế phẩm sinh học Compost Maker làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác do Trung Khuyến nông, khuyến ngư Hòa Bình thực hiện tại xã Hạ Bì - huyện Kim Bôi cho biết: “Trước kia, rơm, rạ sau khi thu hoạch về đốt bỏ rất lãng phí. Nhưng nay được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, chúng tôi đã biết cách sử dụng chế phẩm để tạo ra phân hữu cơ vi sinh. Cách làm dễ, mọi người đều có thể áp dụng. Nguyên vật liệu đơn giản, sẵn có tại địa phương. Chúng tôi ủ thử 1 đống rơm rạ trên 1 sào ruộng, ước tính sẽ thu được khoảng 2 tạ phân vi sinh”.

 

Loại chế phẩm sinh học được dùng trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh là chế phẩm vi sinh vật Compost Maker do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sản xuất, có tác dụng chuyển hóa nguyên liệu giàu hợp chất cacbon (phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ, thân lá cây, phế thải chăn nuôi...) làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh, dùng bón cho cây trồng giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hạn chế được phần lớn hiện tượng đốt rơm, rạ bừa bãi, phục hồi độ phì nhiêu của đất, hạn chế phân hóa học...

 

Chế biến phân hữu cơ vi sinh từ ủ rơm, rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp đơn giản, dễ làm, không tốn kém. Nguyên liệu bổ sung cho xử lý 1 tấn nguyên liệu hữu cơ gồm: Chế phẩm Compost Maker 2kg; đạm ure 1- 2kg; kali clorua 1- 2kg; super lân 3- 5kg; cám gạo 10kg; vôi bột 7- 10kg.    

 

Nguyên liệu được phối trộn theo 2 bước: Bước 1 phối trộn khô - trộn chế phẩm Compost Maker với cám gạo; bước 2 phối trộn ướt - cho đạm ure, kali, theo thứ tự vào nước sạch và hòa tan (lượng nước tùy thuộc vào độ ẩm nguyên liệu, thường sử dụng 40- 50 lít nước). Nguyên liệu hữu cơ được trải thành lớp có độ dày 15 - 20 cm, rồi rắc đều một lượng super lân, cám gạo + chế phẩm Compost Maker đã trộn, sau đó tưới đều lượng nước đã hòa tan đạm urê, kali lên bề mặt nguyên liệu. Tiếp tục làm như vậy cho đến hết khối nguyên liệu, sau đó đảo đều khối nguyên liệu.

 

Sau khi phối trộn nguyên liệu cũng như chế phẩm, sử dụng nilon hoặc bạt che kín bề mặt đống ủ. Chiều cao đống ủ khoảng 0,8 - 1,0 m; rộng khoảng 2,0 m và chiều dài thích hợp. Sau 25 - 30 ngày ủ, tiến hành đảo trộn đống ủ nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và phân hủy nguyên liệu. Thời gian ủ tùy thuộc vào loại nguyên liệu hữu cơ: rơm rạ 25 - 30 ngày; thân lá ngô 35 - 40 ngày; phân lợn 25 ngày; phân gà 30- 35 ngày...

 

                                                          

                                            Thanh Hằng (Trung tâm KN-KN)

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục