(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành NN & PTNT.

 

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước hết, ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm việc cập nhật, bổ sung, hoàn thiện thể chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân mạnh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn.

Trong từng lĩnh vực đều phải rà soát lại và chủ động đề xuất cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn hiệu quả và cạnh tranh tốt hơn, bởi đây là lĩnh vực khó khăn nhưng có ý nghĩa chiến lược của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao thu nhập, đời sống của nông dân. Trong tái cơ cấu, phải làm đồng bộ, đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đưa khoa học công nghệ vào sản xuất ở tất cả các khâu từ giống, đến quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất

Đồng thời khi đã hội nhập sâu rộng, mở cửa thị tường, ngành nông nghiệp một mặt phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu; mặt khác cần phải thực hiện tốt việc bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ người sản xuất bằng những biện pháp, hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế.

Rà soát, có cơ chế, chính sách nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất đa dạng để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị có chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó chú trọng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của ngành, trong đó đẩy mạnh tái cơ cấu các nông lâm trường quốc doanh theo hướng hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn, tốt hơn. Trong tái cơ cấu nông lâm trường phải có phương án, đề án cụ thể đối với từng nông lâm trường như đã thực hiện đối với các doanh nghiệp nhà nước vừa qua và phải tạo chuyển biến rõ nét ngay từ năm 2016 và các năm tới, không để kéo dài thêm.

Khuyến khích DN phát triển sản xuất khu vực nông thôn

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, trong đó đặc biệt tập trung vào tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.

Sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước và huy động có hiệu quả nguồn lực từ xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ  ở khu vực nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, rút bớt lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác để nâng cao đời sống, thu nhập của cư dân nông thôn.

Ngành nông nghiệp tập trung chỉ đạo, quản lý tốt, hiệu quả vật tư nông nghiệp và bảo đảm nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; phải thực sự tạo chuyển biến rõ nét công tác quản lý lĩnh vực này trong năm 2016 và các năm tới.

Theo nhiều dự báo, nước ta là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và trên thực tế thời tiết, khí hậu ở nước ta ngày càng cực đoan; cường độ, tần suất bão lũ, nắng hạn không ngừng tăng lên. Vì vậy, ngay từ năm 2016, ngành nông nghiệp phải đặc biệt quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai; hỗ trợ kịp thời người dân khôi phục sản xuất; triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

                                                                            PV(TH)

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục