Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) đang được khôi phục phát triển.

Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) đang được khôi phục phát triển.

(HBĐT) - Làng nghề, làng nghề truyền thống thường được ví như nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân gian. Hoạt động làng nghề vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đậm chất nhân văn, tạo việc làm và nâng cao đời sống cư dân nông nghiệp. Thế nhưng từng có thời điểm, làng nghề, làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, không thu hút được lao động tham gia. Để vực dậy, khôi phục hoạt động làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh ta đã và đang nỗ lực triển khai những giải pháp.

 

Bài 1:  Bức tranh làng nghề, làng nghề truyền thống

 

Bằng chính đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, những nghệ nhân ở các địa phương từ Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn đến Cao Phong, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình đã tạo ra những sản phẩm không chỉ có giá trị sử dụng cao mà còn mang tính nghệ thuật phục vụ đời sống hàng ngày. Dần dà, trước nhu cầu về sản phẩm thủ công ngày một cao của thị trường, ngày càng có nhiều người chuyển sang làm nghề này. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn, họ truyền nghề cho nhau mà dần hình thành các làng nghề, làng nghề truyền thống.

 

Quy mô chưa xứng với tiềm năng

 

Thống kê của Cchi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), toàn tỉnh có khoảng hơn 1.000 cơ sở làng nghề, trong đó có trên 30 làng nghề, làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại cùng với dòng chảy thời gian. Xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) là một trong những làng nghề như vậy. Theo ông Bùi Văn Còi - trưởng xóm, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường đã lưu truyền không biết từ bao đời nay, chỉ biết rằng từ thời các bà, các mẹ khi xưa đã có rồi. Các bà, các mẹ tự trồng bông, xe sợi, dệt nên tấm vải rồi làm thành gối, chăn, cạp váy, áo, quần sử dụng trong gia đình. Năm tháng đi qua, nghề dệt vẫn được duy trì, Xóm có tổng số 150 hộ thì có hơn 60 hộ vẫn giữ nghề, Xóm còn 3 nghệ nhân tuổi đều ngoài năm mươi là các bà Bùi Thị Mỉa, Bùi Thị Hương và Bùi Thị Nghị rất tâm huyết, thường xuyên được các cơ sở trong và ngoài huyện mời đến truyền dạy nghề dệt.

 

Chúng tôi đến thăm cơ sở dệt của nghệ nhân Bùi Thị Mỉa, người được xem là trưởng làng nghề dệt xóm Cóm. Gọi là cơ sở nhưng điều kiện còn rất khiêm tốn với dăm, ba khung dệt thu hút chị em trong xóm cùng làm. Nghệ nhân Bùi Thị Mỉa bộc bạch: Nghề có, sức lao động có, bà con ai nấy đều muốn bảo tồn và phát triển lên nhưng thực tế vấp phải không ít khó khăn, khó nhất là chưa có người đứng ra tổ chức kết nối thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của chị em trong làng chủ yếu đem ra chợ bán hoặc ký gửi ở một số cơ sở ngoài thành phố Hòa Bình. Khó nữa là về vốn đầu tư mở mang sản xuất. Trong khi đó, thu nhập từ nghề cũng không đáng là bao, với người làm miệt mài cũng chỉ đạt thu nhập từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Thực trạng trên cũng tương tự ở các cơ sở làng nghề khác như dệt thổ cẩm bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); nghề sản xuất rượu cần xã Nhân Nghĩa, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn); nghề mây, giang đan trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy Các làng nghề này chủ yếu phát triển tự phát, quy mô nhỏ bé. Sự phát triển làng nghề mới ở giai đoạn từng bước chuyển dịch từ truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa. Một số làng nghề phát triển các loại sản phẩm mới, có chất lượng cao, được định hướng đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, áp dụng KH-KT công nghệ và có sự đầu tư về máy móc hỗ trợ sản xuất nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng khá cao. Tiêu biểu là HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu  xã Chiềng Châu (Mai Châu), HTX Vọng Ngàn, xã Mãn Đức (Tân Lạc), không chỉ phục vụ thị trường trong vùng mà còn chiếm lĩnh thị trường khu vực, ngoài tỉnh. 

 

Cơ hội và thách thức

 

Theo đồng chí Đinh Duy Chuyên, Chi cục Trưởng Chi cục PTNT, nguồn tài nguyên nguyên liệu phong phú của tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu biểu là nguyên liệu lương thực, gỗ rừng trồng, họ tre, khoáng sản cho công nghiệp xây dựng Các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế cũng tạo đà phát triển nguồn nguyên liệu ngành nghề này. Bên cạnh đó, nông nghiệp của tỉnh hàng năm sản xuất ra khối lượng nông sản khá lớn, đây là nguồn nguyên liệu đầu vào tại chỗ có chất lượng cao để ngành chế biến nông sản có thêm nhiều thuận lợi phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng được xem là điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.

 

Đặc biệt là những năm gần đây, các điểm du lịch thu hút khách tham quan trong, ngoài nước như bản Lác  Mai Châu, động Tiên  Lạc Thủy, thủy điện Hòa Bìnhđã mở ra những cơ hội tốt để làng nghề, làng nghề truyền thống tiếp cận với khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm nghề. Một số làng nghề, cụ thể như làng nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở huyện Mai Châu, người Mường ở huyện Tân Lạc hay nghề sản xuất rượu cần, chế tác đá cảnh nhờ thế mà được thị trường biết đến nhiều hơn.  

 

Bên cạnh những cơ hội, các làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh cũng đứng trước những thách thức lớn, đó là sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, vấn đề liên doanh, liên kết với các cơ sở  sản xuất cùng loại sản phẩm chưa được coi trọng dẫn đến tính chuyên môn hóa chưa cao. Thêm vào đó, lao động trong làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công, chưa đào tạo kỹ thuật cơ bản, chủ yếu bằng phương thức cầm tay chỉ việc nên trong quá trình sản xuất còn gặp lúng túng, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, chủ yếu là thị trường tiêu thụ nội địa, chịu sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất từ các địa phương khác và sản xuất bằng công nghệ tiên tiến từ các nước trong khu vực. Điều này đặt ra những trăn trở!

 (Còn nữa)

 Bài 2: Khơi lại mạch sống làng nghề

 

                                                                                  

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục