Vườn lặc lày mới trồng của gia đình anh Nguyễn Văn Đại  xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn).

Vườn lặc lày mới trồng của gia đình anh Nguyễn Văn Đại xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn).

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, quả lặc lày được nhiều người ưa chuộng và trở thành đặc sản ở vùng đất Lương Sơn. Nhiều hộ dân thấy hiệu quả kinh tế cao nên đầu tư trồng. Tuy nhiên, giá quả thường bấp bênh. Đầu vụ và cuối vụ giá cao từ 17.000 - 20.000 đồng/kg. Vào giữa vụ thu hoạch rộ giá chỉ được 3.000 - 5.000 đồng/kg.

 

Năm 2008, được sự hỗ trợ của tổ chức ADDA Đan Mạch, Hội nông dân huyện Lương Sơn triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ, trong đó có sản phẩm quả lặc lày. Sau 6 năm sản xuất rau hữu cơ, ngày 18/12/2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Quả lặc lày và rau quả hữu cơ” cho Hội Nông dân huyện Lương Sơn. Bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lương Sơn cho biết: Từ khi có thương hiệu, rau quả hữu cơ nói chung, quả lặc lày nói riêng có “chỗ đứng” trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Hiện tại, rau, củ, quả và lặc lày hữu cơ của 15 nhóm nông dân ở 7 xã, thị trấn sản xuất không đủ cung cấp ra thị trường.  

Vừa sửa sang giàn, làm cỏ cho 1.100 m2 lặc lày, anh Nguyễn Văn Đại ở xóm Gừa, xã Cư Yên cho biết: “Trước đây khi chưa trồng lặc lày hữu cơ giá cả thất thường. Từ khi Hội nông dân huyện triển khai trồng rau hữu cơ, tôi tham gia trồng lặc lày và một số loại rau, củ, quả khác. So với trồng thông thường, công chăm sóc nhiều hơn, năng suất có giảm đôi chút nhưng giá bán cao và ổn định, giá bình quân 15.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thông thường. Đầu ra thì chúng tôi không phải lo, có bao nhiêu sản phẩm được 3 công ty tiêu thụ hết. Cùng diện tích này mọi năm trồng theo cách thông thường, gia đình tôi thu được khoảng hơn 10 triệu đồng nhưng từ khi trồng theo phương pháp hữu cơ thu nhập được hơn 20 triệu đồng”.  

Chị Hoàng Thị Bích Thùy, trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ của xóm Gừa, xã Cư Yên cho biết: Ngoài những sản phẩm rau hữu cơ, mấy năm nay quả lặc lày hữu cơ được nhiều người ưa chuộng. Vào vụ nhiều thương lái đến tận nơi thu mua. Có ngày ngay tại xóm hái được vài tấn quả nhưng họ thu mua hết. Hai năm nay gia đình tôi trồng 2.000 m2 rau hữu cơ. Tôi để dành 360 m2 để trồng lặc lày. Đây là giống  không phải chăm sóc nhiều như loại rau, củ, quả khác nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn và là loại rau quả an toàn.  

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Mỗi năm, trên địa bàn huyện trồng từ 40-50 ha lặc lày, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Sản phẩm đã được bán ở hầu hết thị trường Hà Nội và khu vực lân cận. Sản phẩm lặc lày hữu cơ đã “nâng tầm” cho cây lặc lày địa phương. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích cây lặc lày hữu cơ để hướng tới sản phẩm lặc lày sạch Lương Sơn. Đây sẽ trở thành một trong những hướng đi nhằm xóa đói - giảm nghèo của huyện.

 

                                                                   Việt Lâm

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục