Gia đình cô Bùi Thị Điệp, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) tiếp tục đầu tư trồng 5 ha giống măng tây xanh.

Gia đình cô Bùi Thị Điệp, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) tiếp tục đầu tư trồng 5 ha giống măng tây xanh.

(HBĐT) - Măng tây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nên rất có giá trên thị trường. Hiện nay, măng tây đang là cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Với mong muốn xóa đói - giảm nghèo bền vững, tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy nhiều hội viên nông dân sau khi học hỏi đã mạnh dạn đưa mô hình trồng cây măng tây về địa phương. Tuy mới triển khai được hơn 2 năm nhưng cây trồng này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân.

 

Cô Bùi Thị Điệp, xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy có thể coi là một trong những người đầu tiên ở tỉnh “bén duyên” với cây măng tây. Hiện nay, gia đình cô đang xuống giống 5 ha măng tây xanh. Trước đó cô đã trồng hơn 3 ha từ năm 2012, đã cho thu hoạch  2 vụ. Chia sẻ về quyết định của mình, cô Điệp cho biết: Năm 2011, khi cùng đoàn cán bộ, hội viên xã Cố Nghĩa đi học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh vùng đồng bằng, tình cờ được tham quan mô hình trồng măng tây của một số hộ nông dân huyện Bắc Ninh. Biết được thị trường măng tây khá lớn, cung không đủ cầu nên giá thành thương phẩm cao. Từ đó, tôi quyết tâm thử nghiệm cây măng tây trên đất bãi của gia đình.

 

Bắt tay thực hiện mô hình, cô Điệp đã học hỏi kinh nghiệm tại nhiều nhà vườn chuyên trồng măng tây ở các tỉnh. Qua mỗi chuyến đi, cô học hỏi thêm về giống, cách trồng và chăm sóc. Nhận thấy, măng tây là giống cây trồng cao cấp, hạt giống ban đầu nhập về rất cao, phải làm giàn và đòi hỏi chặt chẽ về quy trình chăm sóc. Bù lại, cây có thể cho thu sau 6 tháng xuống giống và có tuổi thọ khá bền, từ 7 - 10 năm nếu chăm sóc tốt. Cây không quá cao nên không đòi hỏi kỳ công về làm giàn. Mặt khác măng tây có thể thu hoạch gần như cả năm, chỉ khi thời tiết quá lạnh và giá thu mua ổn định từ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Chính vì vậy, cô Điệp mạnh dạn chuyển đổi 3 ha đất đang trồng ngô và màu liên kết với một thành viên cùng nhóm sở thích làm vườn sang trồng măng tây.

 

Cô Điệp cho biết: Hiện nay, hạt măng tây giống được nhập khẩu từ nước ngoài nên giá khá cao, gần 2 triệu đồng/kg. Vì vậy, khi xuống giống, người trồng phải luôn chú tâm từ khâu xử lý hạt, cấy bầu cho đến giai đoạn xuống giống. Thực tế măng tây không khó trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật vô cơ cao. Toàn bộ diện tích trồng măng tây phải được cày ải nhuyễn đất, phân chuồng ủ ải hơn 3 tháng và trộn đều trên luống, đặc biệt, măng tây không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón hóa học trong suốt quá trình phát triển và phải luôn đảm bảo nước tưới sạch ngày 2 lần để giữ ẩm. Đảm bảo điều kiện như vậy, măng tây sẽ cho thu hoạch thường xuyên.

 

Thực tế, với 3 ha măng tây, gia đình cô Điệp thu bình quân hơn 10 kg/ngày. Thương lái thu mua tận vườn với giá bán 80.000 đồng/ kg. Ngay vụ đầu tiên, gia đình cô thu hơn 100 triệu đồng. Hiện nay, với mong muốn nhân rộng mô hình, cô Điệp đã đầu tư trồng thêm 5 ha măng tây. Khác với giống kỳ trước, lần này cô lựa chọn giống không cần phải làm giàn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, cô đầu tư hệ thống nước tưới phun sương và nhà lưới để bảo quản măng.

 

Học hỏi từ gia đình cô Điệp, gia đình anh Bùi Văn Nghĩa, xã Nam Thượng (Kim Bôi) cũng trồng hơn 2 ha măng tây xanh, hiện đang cho thu hoạch. Anh Nghĩa cho biết: Măng tây là loại cho thu sớm, chỉ sau 6 tháng xuống giống là cho thu hoạch. 3 tháng thay cây mẹ một lần, còn lại có thể thu hoạch cả năm nên việc trồng tuy vốn đầu tư hạt giống ban đầu đắt nhưng nhanh thu hồi vốn. Mặt khác, thị trường hiện nay cây măng tây ổn định bởi đây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao thường được bán tại những thành phố lớn hoặc xuất khẩu. Với hơn 2 ha, trung bình một ngày gia đình tôi thu từ 300.000 - 500.000 đồng tiền bán măng tây thương phẩm. 

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình trồng măng tây đang được Hội Nông dân huyện Lạc Thủy triển khai nhân rộng.

 

                                                                         

 

                                                                             Phương Linh

 

 

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục