Hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. ảnh: Tuyến đường giao thông xóm Đồi đi xóm Lãi, xã Tây Phong.

Hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. ảnh: Tuyến đường giao thông xóm Đồi đi xóm Lãi, xã Tây Phong.

(HBĐT) - Là địa phương nằm dọc quốc lộ 6 và đường 12B cùng với hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà thuận lợi đã mang lại những diện mạo mới trong hạ tầng phát triển giao thông của huyện Cao Phong trong những năm gần đây. Huyện có 367,2 km đường giao thông các loại, trong đó có 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 114,3 km đường thôn, xóm.

 

Tỷ lệ cứng hóa, nhựa hóa các tuyến đường đạt từ 45,1% - 100%. Hàng năm, huyện đã huy động hàng chục tỷ đồng vốn ngân sách huyện (riêng năm 2014 - 2015, mỗi năm đầu tư 20 tỷ đồng) và huy động vốn đóng góp của nhân dân xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT). Đến nay, mạng lưới GTNT trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân các dân tộc. - Đó là khẳng định của đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

 

Căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông của huyện đã được UBND tỉnh và Sở GTVT phê duyệt, trong giai đoạn 5 năm (2010  - 2014), huyện Cao Phong đã đầu tư xây dựng 89,2 km đường GTNT các loại. Bên cạnh đó, huyện xây dựng mới 8 chiếc cầu, cải tạo, sửa chữa 2 cầu treo, xây mới 7 cầu dân sinh và 3 ngầm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng, phát triển GTNT hơn 171 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.ư hỗ trợ trên 69,3 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Các công trình được hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển KT-XH địa phương. ông Nguyễn Duy Đạm, xóm Nam Thành, xã Nam Phong chia sẻ: “Được Nhà nước quan tâm đầu tư cho con đường mới, người dân chúng tôi đi lại rất thuận tiện. Nông dân trồng mía, trồng cam đến vụ thu hoạch, xe ôtô vào tận vườn thu mua, giá cả ổn định, không bị tư thương ép giá như trước nữa”.

 

Thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đến nay, huyện Cao Phong đã có 6 xã đạt 4 chỉ tiêu, 1 xã đạt  3 chỉ tiêu và 6 xã đạt 1- 2 chỉ tiêu. Theo đó, tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, toàn huyện có 81,9 km, đạt tỷ lệ 61,2%; 114,3 km đường trục thôn, xóm được nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 62,2%; 123,5 km đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa, đạt 45,1% và 9,29 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt 23,2%. Đến nay, toàn huyện đã có 2 xã đạt chuẩn NTM và phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn trong năm nay.

 

Cùng với công tác xây dựng, phát triển hạ tầng GTNT, hàng năm, huyện cấp 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện để bảo trì. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp chưa đáp ứng duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường. Giải pháp được UBND huyện đưa ra là giao cho UBND các xã duy tu, bảo dưỡng tuyến đường đi qua, huy động nhân dân làm đường GTNT. Đến nay, trong phong trào toàn dân làm đường GTNT, toàn huyện đã huy động 385.530 ngày công duy tu, sửa chữa nền đường, mặt đường các loại với tổng số 295 km, trong đó, phát quang tầm nhìn 3.120 m2, nạo vét rãnh thoát nước 195 km, rải mặt đường cứng tại chỗ 94 km, đào, đắp 337.550 m3 đất, đá.

 

Cũng theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, đến năm 2020, huyện Cao Phong phấn đấu 100% tuyến đường giao thông được cứng hóa. Trước mắt, huyện sẽ hoàn thành các công trình xây dựng còn dở dang như: đường Bắc Phong - Thung Nai, Bắc Phong - Tây Phong, Đông Phong - Tân Phong và nâng cấp một số tuyến đường đạt tiêu chuẩn cấp VI miền núi.

 

                                                  

 

                                                Minh Tuấn  (Đài Cao Phong)

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục