Từ sự hỗ trợ cây giống của dự án phát triển sản xuất, hộ nghèo thôn Suối Sỏi, xã Tân Thành (Lương Sơn) mở rộng diện tích trồng cây có múi bước đầu có hiệu quả.

Từ sự hỗ trợ cây giống của dự án phát triển sản xuất, hộ nghèo thôn Suối Sỏi, xã Tân Thành (Lương Sơn) mở rộng diện tích trồng cây có múi bước đầu có hiệu quả.

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 5 xã được hưởng lợi từ Chương trình 135. Qua 5 năm (2011-2015) triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần quan trọng làm đổi thay diện mạo nông nghiệp, nông thôn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện. Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Lương Sơn, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực...

 

Tính riêng năm 2015, Chương trình 135 đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho gần 400 hộ của 5 xã: Hợp Châu, Tân Thành, Cao Dương, Long Sơn, Hợp Thanh và Trường Sơn, lựa chọn 7 nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ phù hợp, thiết thực gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm với số tiền 1.353,2 triệu đồng, trong đó, chủ yếu cung cấp giống cây bưởi và cam, lợn bản địa và phân bón theo nhu cầu đăng ký của các hộ. Đối với xã Tân Thành, được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xã đã rà soát các hộ nghèo, cận nghèo, trên cơ sở đăng ký có 95 hộ được hỗ trợ trị giá 295 triệu đồng, trong đó, 61 hộ nhận con giống, 8 hộ nhận cây giống bưởi đỏ Tân Lạc với 560 cây và 26 hộ nhận phân bón với 2,6 tấn phục vụ sản xuất. Đến nay, qua kiểm tra, các hộ đều chăm sóc tốt, đang phát huy hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Đại Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần XĐ-GN, từng bước nâng cao đời sống của người dân, giữ vững AN-QP. Dự án hỗ trợ được thực hiện từ thôn, bản do người dân bình chọn đối tượng, nội dung không thực hiện hỗ trợ đại trà mà có sự bình xét công khai từ cơ sở, ưu tiên hỗ trợ những hộ có điều kiện phát triển sản xuất để tăng hiệu quả đầu tư của dự án. Thông qua các dự án, người dân đã thay đổi tư duy về phương thức sản xuất mới trong sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt là người dân đã biết lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp.

 

Đồng chí Đinh Mạnh Đông, Phó phòng Dân tộc huyện Lương Sơn cho biết: Giai đoạn 2011-2015 với kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất trên 4 tỷ đồng, huyện giao UBND các xã được hỗ trợ lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp theo quy hoạch của từng nơi, đồng thời gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát huy nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Qua 5 năm triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, tình hình KT-XH tại các xã đã có nhiều khởi sắc; ANCT - TTATXH được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong một bộ phận hộ nghèo từng bước được khắc phục góp phần củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng và Nhà nước...

 

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại Lương Sơn giai đoạn 2016 - 2020, huyện rà soát diện tích đất nông nghiệp tại các xã, thôn được hưởng lợi để có định hướng tổ chức sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục đầu tư hỗ trợ các loại giống cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng; hỗ trợ giống gia súc nhằm từng bước cải tạo chất lượng đàn gia súc theo hướng hàng hóa. Tăng cường chuyển giao tiến bộ KH-KT, đẩy mạnh KN-KL, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với từng thôn, xã. Tiếp tục đầu tư hỗ trợ vốn cho hộ nghèo mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, giảm sức lao động góp phần thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng NTM.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục