Mô hình chăn nuôi lợn thịt bản địa đang giúp nhiều hộ dân xã Phú Vinh có thu nhập cuộc sống ổn định.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt bản địa đang giúp nhiều hộ dân xã Phú Vinh có thu nhập cuộc sống ổn định.

(HBĐT) - Lợn bản địa là giống thuần chủng được nhân dân huyện Tân Lạc nói riêng, các địa phương trong tỉnh nói chung chăn nuôi từ lâu đời. Mặc dù khả năng tăng trọng và sinh sản thấp, trọng lượng cơ thể nhỏ nhưng lợn bản địa có nhiều ưu thế về chống chịu thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, ít bệnh dịch, đặc biệt là chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, nhu cầu thị trường tương đối lớn.

 

Xuất phát từ thực tế, hơn 2 năm qua, Dự án Giảm nghèo huyện Tân Lạc phối hợp với Hội Nông dân xã Phú Vinh triển khai “Chương trình cung cấp không hoàn lại con giống cho bà con”. ông Nguyễn Giáp Bảng, Phó trưởng Ban quản lý Dự án Giảm nghèo huyện cho biết: Từ nhiều năm nay, nuôi lợn bản địa vẫn được bà con duy trì. Tuy nhiên, người dân nuôi manh mún, thả rông theo truyền thống mà chưa quan tâm đến kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh. Sau khi dự án vào, chúng tôi đã hỗ trợ người dân về kỹ thuật và con giống. Từ các hộ chăn nuôi đơn lẻ, đến nay đã thành lập được một nhóm hộ chăn nuôi, qua đó, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế đối với mô hình.

 

Ban quản lý dự án đã phối hợp với Hội Nông dân xã phân cho 14 hộ nuôi đầu kỳ (trong tổng số 42 hộ tham gia dự án) 14 con lợn giống bản địa theo hình thức cho vay vốn bằng con giống và trả vốn cũng bằng con giống. ông Bùi Xuân Diệu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Vinh cho biết: Triển khai dự án, chúng tôi ưu tiên những hộ hội viên nghèo nhưng trước tiên phải là những hộ có điều kiện về đất vườn chăn thả, nguồn lao động và đặc biệt phải là những hộ có ý thức, chăm chỉ, bởi chăn nuôi lợn bản địa không đòi hỏi nguồn lực cao nhưng yêu cầu sự cần cù, chịu khó.

 

Từ sự hỗ trợ ban đầu của dự án, đến nay, các hộ hưởng lợi trong xã đã đạt được những kết quả khả quan. Gia đình ông Đinh Công Nảy ở xóm Kè là một trong những hộ được nhận lợn mẹ chu kỳ đầu tiên từ dự án. Nhờ có diện tích đất vườn rộng, cộng với chăm sóc đúng cách, sau 2 năm tham gia dự án, từ 1 con lợn giống, đến nay, gia đình ông đã phát triển lên 7 con lợn mẹ và trên 30 lợn con. ông Nảy cho biết: Đàn lợn mẹ đã cho gia đình 3 lần xuất bán với gần 20 con. Từ hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn, qua sự giúp đỡ của dự án bằng mô hình nuôi lợn bản địa, gia đình  tôi đã thoát được nghèo.

 

Theo các hộ chăn nuôi, việc chăm sóc giống lợn bản địa khá đơn giản, chủ yếu tận dụng các loại thức ăn sẵn có như: rau lang, cây chuối, sắn, ngô, cám gạo... Đặc biệt với hình thức bán chăn thả, nên đầu tư thức ăn thấp hơn nuôi lợn lai. Chất lượng thịt của giống lợn bản địa thơm, ngon, được thị trường ưa chuộng. Hiện 1 kg lợn hơi bản địa giao động từ 100.000 -  120.000 đồng. Các gia đình dự định tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại để phát triển thêm số lượng nhằm tăng thu nhập.

 

Tuy nhiên, hiện nay, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thú y, phòng - chống dịch bệnh chưa được bà con chú ý. Từ thực tế đó, nông dân xã Phú Vinh mong muốn có cơ chế, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn, quan trọng nhất là hỗ trợ quảng bá thành phẩm. Có như vậy, mô hình chăn nuôi lợn bản địa mới có thể nhân rộng, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nhất là khai thác có hiệu quả sản phẩm sạch, chất lượng cao cung cấp cho thị trường, cải thiện kinh tế hộ gia đình ở nông thôn miền núi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.

 

 

                                                                          Đinh Hòa

 

Các tin khác


Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục