(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình là điểm đến thăm quan không thể bỏ qua trong chuỗi hành trình khám phá hồ sông Đà. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách. Đến nhà máy Thủy điện, du khách được giới thiệu thăm quan các tổ máy phát điện, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện để hiểu thêm và trân trọng giá trị lịch sử và những cố gắng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.

Khu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trong chuỗi thăm quan hồ sông Đà.

Tượng đài Bác Hồ cao 18 m, nặng hơn 400 tấn được đặt tại đỉnh đồi ông Tượng trong quần thể Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Tượng Bác sừng sững, hiên ngang cùng trời đất như dõi bước chứng kiến nhịp hành trang của cán bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thi đua xây dựng tương lai ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp. Dưới chân Tượng đài Bác Hồ, ở độ cao 128 m so với mực nước biển, có thể bao quát cả công trình thủy điện đồ sộ và lòng hồ thủy điện Hòa Bình mênh mang bất tận, những dãy núi cùng nền trời xanh, mây trắng vờn bay.

Thành kính dâng hương trước anh linh Bác Hồ - trong lòng mỗi chúng ta nhớ lại ký ức không thể nào quên về người Cha già kính yêu của dân tộc. Năm 1960, trong một lần di chuyển bằng thuyền trên sông Đà, Bác đã chỉ tay xuống dòng sông và nói: "Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân”. Mong muốn của Bác đã thành hiện thực.

Suốt mấy chục năm qua, công trình thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ phát đi dòng năng lượng phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
 
Thực hiện định hướng "điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hàng vạn cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động ngày đêm bền bỉ có mặt trên công trường đầy thử thách và khắc nghiệt chạy đua với thời gian, thực hiện tiến độ ngăn sông đắp đập, xây dựng nhà máy. Đó là những năm tháng không thể nào quên. Khẩu hiệu thi đua tiến độ, chất lượng, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp núi rừng. Hàng nghìn xe máy vận chuyển hàng hóa, đất đá, vật liệu rầm rập suốt ngày đêm. Những đường hầm sâu xuyên núi hàng trăm mét được thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Hàng triệu tấn m3 đất, đá được khoan đào, tập kết cho ngày ngăn sông. Biết bao tiền của, vật lực, công sức, mồ hôi và cả máu đã đổ vì dòng điện của Tổ quốc.
 
Các tổ máy nối tiếp phát điện bảo đảm tiến độ. Ngày 20/12/ 1994, công trình Thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy, công suất lên tới 1.920 MW được khánh thành và hòa lưới điện quốc gia. Công trình là thành quả, sự hy sinh, lao động miệt mài của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia nước bạn. Vì dòng diện của Tổ quốc đã có 168 cán bộ, công nhân, viên chức và chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống trong quá trình xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, trở thành biểu tượng đẹp của sự hy sinh, cống hiến và tình hữu nghị Việt - Xô, nay là Việt Nga vĩ đại.
 
Hôm nay, cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động Công ty Thủy điện Hòa Bình - đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới tiếp tục nỗ lực vượt khó, quản lý khai thác và vận hành an toàn, phát sản lượng điện đạt trên 200 tỷ KWh, đồng thời khai thác hiệu quả các chức năng tổng hợp của công trình, đóng góp đắc lực vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

 

 
                                                                           L.C

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục