(HBĐT) - Nằm sát lòng hồ sông Đà vẫn tập quán canh tác truyền thống tự cung, tự cấp từ trồng ngô, sắn, trồng rừng rồi ở trong những căn nhà với nghề dệt thổ cẩm tỉ mỉ được làm từ nguyên liệu truyền thống hàng tháng mới xong một bộ váy… Đó là nét đặc trưng của người Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tồn tại hàng nghìn năm nay.



Đi bộ dưới những cánh rừng ven lòng hồ sông Đà ở xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là hoạt động khách nước ngoài ưa thích.


Sau 8 năm, cảm nhận của tôi khi trở lại nơi đây là những ngôi nhà vẫn nguyên bản nằm trên những sườn đồi nhìn ra lòng hồ sông Đà. Hầu như mọi kiến trúc vẫn không thay đổi. Nhà truyền thống người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất tiếng Dao là kết quả của sự thích ứng tự nhiên. Người Dao có nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tộc người qua các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú. Con đường rải đá cấp phối ngoằn nghèo nằm ven lòng hồ được thay thế bằng con đường được rải nhựa chạy đến tận trung tâm xóm. Tuy giao thông thuận lợi nhưng những nếp sinh hoạt, canh tác của bà con vẫn dựa vào trồng trọt là chính. Những hộ gần lòng hồ thì đánh bắt thủy sản.

Anh Lý Văn Nghĩa, Trưởng xóm Sưng cho hay: Chẳng biết từ bao giờ, người Dao chúng tôi định cư ở đây. Theo như các cụ đời trước kể lại từ hàng trăm năm có khi hàng nghìn năm nay xóm đã có người sinh sống. Họ sống dựa vào rừng, vào đồi núi và sông. Đến nay, xóm có 74 hộ người Dao sống đoàn kết. Hầu như các hộ đều không khóa cửa khi đi ngủ bởi an ninh trật tự rất tốt. Nhiều tài sản quý như xe máy, mọi người có thể để ngoài sân mà không sợ mất.

Điều cảm nhận của tôi khi trở lại đây là hầu hết phụ nữ trong xóm vẫn mặc trang phục truyền thống lúc ở nhà cũng như khi đi làm. Chị Lý Thị Sinh năm nay hơn 40 tuổi cho biết: Chẳng ai bảo ai nhưng là nếp phong tục của chúng tôi, hầu hết phụ nữ đã có gia đình khoảng 40 tuổi trở lên đều mặc trang phục dân tộc mình dù thời trẻ mặc trang phục hiện đại. Mặc dù như thế cũng là nghĩ về tổ tiên của mình. Đó là lý do nghề dệt truyền thống của người Dao giữ được sau bao thăng trầm của lịch sử. Để có được bộ trang phục đó, người phụ nữ chọn nguyên liệu, thêu dệt từng chi tiết, mất hàng tháng mới làm xong bộ quần áo cho mình.

Điểm mới nhất khi chúng tôi đến đây là căn nhà homestay. Dù mới hoạt động chưa đầy một năm nay nhưng khách nước ngoài không thể bỏ qua địa điểm này. Anh Đặng Văn Xuân, một chủ hộ homestay cho biết: Nét văn hóa truyền thống từ kiến trúc nhà, trang phục, cảnh quan, nếp sinh hoạt và điểm nối các điểm du lịch là sức thu hút du khách nước ngoài khi đến đây. Gia đình tôi trước đây chỉ trồng ngô, sắn, cây màu và trồng rừng. Từ khi được dự án hỗ trợ làm du lịch, chúng tôi đã tham gia. Tuy mới hoạt động nhưng gia đình đã đón nhiều lượt khách. Có đợt cuối tuần khách đông không đủ chỗ nghỉ. Chúng tôi mong muốn ngày càng được đón tiếp nhiều du khách hơn. Khách du lịch nước ngoài đến xóm Sưng rất thích những nét sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, được nghỉ ngơi giữa bản người Dao Tiền, ăn những món ăn dân tộc, được đi thăm hang bà Chúa Hoàng Lan nằm trên núi Biều. Với những người thích khám phá, vận động sẽ được đi lội suối bắt cá, đi bộ xuyên qua những cánh rừng già dọc lòng hồ sông Đà. Đây là những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.

Ông Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc cho biết: Từ đầu năm 2017, tổ chức AFAP của úc tiếp tục hỗ trợ cho 2 hộ tại xóm Sưng, xã Cao Sơn làm du lịch cộng đồng. Dự án hỗ trợ tu sửa nhà cửa, vệ sinh môi trường, cách làm du lịch cộng đồng. Dự án đã đào tạo, tập huấn kỹ năng nấu ăn, hướng dẫn viên;… hỗ trợ vay vốn nâng cấp nhà, dịch vụ thổ cẩm, sản xuất sản phẩm như chè, mật ong… nâng cấp hạ tầng, thiết kế tour, tuyến đi bộ kết nối xóm Sưng và xóm Ké, Hiền Lương cùng các xóm khác. Từ sự hỗ trợ, người đã thay đổi ý thức về tư duy làm kinh tế từ du lịch. Từ du lịch cũng hỗ trợ phát triển nông nghiệp với những sản phẩm địa phương.

Một tín hiệu vui trong năm tới là tổ chức AFAP đã liên kết với doanh nghiệp lữ hành châu á Peaktreval đưa hơn 2.000 khách đến tham quan du lịch cộng đồng tại xóm Sưng. Huyện Đà Bắc đang xây dựng Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2030 và tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, các tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tài nguyên du lịch, triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển các loại hình du lịch, nhất là sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá. Đây sẽ là một trong những thế mạnh của xóm trong phát triển kinh tế.

Việt Lâm


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục