Tối 25/6, lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm do quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức đã diễn ra tại di tích đình Chèm thuộc xã Thụy Phương.


Đình Chèm với kiến trúc độc đáo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Tới dự có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội, các ban ngành thành phố và nhân dân địa phương. 

Đình Chèm (còn gọi là đền Chèm hay đền Lý Hiệu Úy) thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), người làng Chèm sinh vào thời Hùng Duệ Vương. 

Ngài đã hết lòng phò tá giúp An Dương Vương đánh bại quân xâm lược nhà Tần; hoàn thành xuất sắc sứ mệnh nhà vua giao khi đi sứ nước Tần để giữ gìn hòa hiếu với lân bang, được sử sách tôn vinh là nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. 

Đình Chèm là một trong những ngôi đình thuộc loại cổ nhất ở Việt Nam, có kiến trúc độc đáo. 

Hiện đình Chèm còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao như: 16 cuốn sách chữ Hán, 3 đạo sắc phong của các vua Nguyễn, 4 tấm bia đá, 10 tượng thờ, 8 bức hoành phi, 15 câu đối, 2 chuông đồng đúc thời Nguyễn cùng các đồ khí tự có giá trị (như: 8 sập thờ, 4 nhang án, long ngai bài vị, bát hương, cây đèn cây nến, bát bửu, lọng thờ…). 

Đặc biệt, đình Chèm vẫn còn lưu giữ được chiếc lư hương ngàn năm tuổi, cây thiên mệnh rất quý hiếm, có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh năm 1824. 

Để tri ân công đức của Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng, hàng năm cứ vào dịp rằm tháng 5 âm lịch nhân dân ba làng gồm: Làng Chèm (nay là phường Thụy Phương), làng Hoàng và làng Mạc (phường Liên Mạc) cùng tổ chức lễ hội truyền thống. 

Lễ hội đình Chèm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. 

Quyết định số 2082 ngày 25/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương đã một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị to lớn của di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Chèm. 

Phát biểu tại lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, Bí thư Quận ủy quận Bắc Từ Liêm Trương Quang Thiều, khẳng định: Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đình Chèm là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Quận sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích. Đồng thời, quận tiếp tục quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử-văn hóa có trên địa bàn, đặc biệt là đình Chèm. 

Tại lễ đón nhận, các đại biểu và nhân dân cũng được thưởng thức màn sử thi "Đình Chèm - Một cõi linh thiêng” ca ngợi công đức của Đức Thánh Chèm./.

 

                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục