(HBĐT) - Đào phai ở Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có tiếng từ nhiều năm nay. Không khó để bắt gặp những cây đào phai với đủ kích cỡ dọc tuyến đường trên địa bàn xã. Hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất 5-7 cây, nhà nhiều thì trồng thành vườn, hàng chục đến hàng trăm gốc. Tính cả xã có khoảng 7.000 - 8.000 gốc đào. Hình ảnh những cây đào phai bung nở trước cổng nhà mỗi khi Tết đến, xuân về đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Bà con háo hức vào mùa xuất đào, mong đón cái Tết đủ đầy.


"Năm nay thời tiết thuận lợi nên đào phai trong xã phát triển đều và đẹp, hoa sẽ nở đúng thời điểm. Bà con hy vọng vào một mùa bán đào được giá”- anh Bùi Văn Tiền, hộ trồng đào lâu năm tại xóm Vâng, xã Ngọc Sơn chia sẻ. Gia đình anh Tiền trồng đào phai được 10 năm nay, hiện trong vườn nhà có khoảng 200 gốc. Mới vào đầu vụ, gia đình anh Tiền đã thu được 15 triệu đồng nhờ bán 40 gốc cho tư thương, là những mối quen nhiều năm đến địa bàn xã thu mua đào Tết. Người mua truyền tai nhau rồi cứ thế tư thương các tỉnh đánh xe về gom đào thành từng đợt, chủ yếu ở Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình. Mỗi xe chở từ 60 - 80 gốc đào to, nhỏ khác nhau. "Vì có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và đầu ra ổn định nên ngoài bán đào tại vườn, tôi còn bắt mối giúp các gia đình trồng đào trong xã bán hàng. Thời điểm hiện tại, tôi đã bán giúp bà con được chục xe với khoảng 600 gốc, cành đào các loại, thu về khoảng 240 triệu đồng cho các hộ”, anh Tiền cho biết.


Vườn đào phai của gia đình anh Bùi Văn Tiền, xóm Vâng, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết năm nay.

Theo đồng chí Bùi Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, đào phai ở Ngọc Sơn dần trở thành địa chỉ quen thuộc đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Do đó, từ nhiều năm nay, mỗi dịp Tết trồng cây đầu năm, xã vận động nhân dân tích cực trồng đào xen các loại cây khác, vừa làm đẹp đường làng, ngõ xóm, vừa tăng thu nhập cho các gia đình. Kinh tế của xã chủ yếu là thuần nông nên việc thu được một khoản tiền từ bán đào Tết mỗi năm giúp bà con trang trải phần nào cuộc sống, sắm sửa cái Tết đầy đủ cho gia đình. Đào phai được trồng nhiều ở các xóm: Vâng, Cha, Khú và Trúc.

Cây đào phai dễ trồng, dễ chăm sóc. Các hộ trồng đào đều có thể nhân giống tại vườn, không mất công đi xa. Trong quá trình chăm sóc, người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Chỉ bón thúc một lần vào đầu năm bằng phân NPK. Sau lần bón thúc, cây sinh trưởng tự nhiên và ra hoa định kỳ.

Mỗi gốc đào nhỏ có giá từ 300.000 - 400.000 đồng, gốc to, đẹp có giá từ 600.000 - 800.000 đồng. Ngoài bán gốc, các chủ vườn cũng bán cành đào với giá từ 50.000 - 200.000 đồng/cành. Thậm chí những cành đào có thế đẹp được người mua trả giá khoảng 400.000 - 600.000 đồng/ cành. Mỗi cành đào trước khi bán ra được ngâm nước từ 3 - 5 ngày để đảm bảo độ tươi, đào không bị héo. Đâu đó còn xuất hiện hình ảnh người dân chở bằng xe máy từng bó đào xuôi dốc xuống bán lẻ tại chợ huyện. Sau mỗi mùa tiêu thụ đào Tết, với những cây đã bán cành thì chủ vườn cắt tỉa, tạo dáng mới. Những cây bán cả gốc thì được gieo hạt và chăm sóc đến cuối tháng 2, đầu tháng 3 là nảy mầm thành cây con. Mỗi cây con phát triển từ 3 năm trở lên là có thể xuất bán.

Đồng chí Bùi Văn Quý, Bí thư chi bộ xóm Cha, một trong những hộ trồng đào phấn khởi cho biết: "Vườn đào nhà tôi có hơn 60 gốc đang phát triển tốt. Đầu vụ đã bán được 20 gốc, thu hơn 6 triệu đồng, còn hơn 40 gốc đang chờ tư thương đặt hàng trước. Thời tiết thuận lợi nên năm nay đào đẹp và được giá. Dự kiến Tết này tôi thu về trên dưới 24 triệu đồng tiền bán đào. Tôi để lại 1 - 2 cây đẹp để gia đình chơi Tết và tặng người thân, bạn bè nhân dịp xuân mới”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục