Ngày 3/7, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2019, các đoàn chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ đã đến làm việc tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn nhằm đưa ra những kết luận khoa học phục vụ cho quá trình trùng tu di sản này.


Đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Theo đó, các nhà khoa học từ Viện Cổ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã kiểm tra, nghiên cứu các mẫu thử nghiệm như gạch, chất kết dính được triển khai thí nghiệm trên nhóm tháp B, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn từ năm 2015.

Sau khi nghiên cứu kết quả từ các mẫu thí nghiệm dưới tác động của môi trường tự nhiên, mưa, độ ẩm, khí hậu đặc thù của tiểu vùng…, các chuyên gia đến từ Viện Cổ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga sẽ đề xuất các giải pháp khoa học có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương nhằm giúp Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và các đối tác sản xuất ra những sản phẩm tương thích với những vật liệu gốc được sử dụng để xây dựng các đền tháp Chăm, đáp ứng nhu cầu bảo vệ yếu tố giá trị cốt lõi của Di sản trong quá trình trùng tu.

Cũng trong thời gian này, các chuyên gia Ấn Độ tiếp tục đến thăm và làm việc tại Khu Di sản Văn hóa Mỹ Sơn. Kỹ sư khảo cổ, trưởng nhóm chuyên gia Ấn Độ Basudev Kumar cho biết, sau 3 năm thực hiện việc bảo tồn, các chuyên gia Ấn Độ và cộng sự Việt Nam đã hoàn thành công tác tôn tạo, trùng tu nhóm tháp K và nhóm tháp H. Từ nguy cơ ngã đổ, đến nay cả hai nhóm tháp K và H đều đủ điều kiện mở cửa đón khách tham quan, học tập và nghiên cứu.

Hiện tại, các chuyên gia Ấn Độ đang làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thu thập dữ liệu để tiến hành trùng tu nhóm tháp A trong giai đoạn từ nay đến năm 2021. Đây là nhóm tháp có quy mô kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa được xếp hàng bậc nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó có đền A1 được xem là kiệt tác kiến trúc Chăm Pa, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết thêm.

Được biết, nhằm trả lại không gian văn hóa cổ xưa của Khu đền tháp Mỹ Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định di dời nhà biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm Pa được xây dựng từ nhiều năm trước đây ra khỏi vùng lõi di tích đến xây dựng lại tại khu vực đón khách đã được quy hoạch.

 

               TheoBaotintuc

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục