(HBĐT) - Với mục tiêu đưa sách đến với những người lầm lỡ, giúp họ trở lại con đường chân chính, năm 2014, Bộ VH-TT&DL, Bộ Công an ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Chương trình phối hợp đã chạm đúng niềm mong mỏi của Ban Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh và Thư viện tỉnh. Qua công tác chuẩn bị, tháng 6/2017, hai bên đã ký chương trình phối hợp thành lập thư viện trong Trại tạm giam.


Lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tặng sách cho thư viện trại tạm giam Công an tỉnh.

Mặc dù điều kiện Trại nhiều khó khăn, phòng ở, phòng làm việc của cán bộ, chiến sỹ còn thiếu thốn, cán bộ, chiến sỹ có chuyên môn làm thư viện không có, vốn sách của Trại ít… nhưng với quyết tâm cao đưa sách đến nơi này, cả hai bên cùng cố gắng vượt qua những khó khăn ban đầu. Phòng thư viện của Trại nhanh chóng được hình thành, giá sắt được hàn ngay ngắn, tận dụng bàn ghế làm việc cũ. Không theo quy định khô cứng là chỉ cho mượn tối đa 500 đầu sách, Thư viện tỉnh luân chuyển 1.500 đầu sách cho thư viện Trại để làm "vốn”, cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn nghiệp vụ ban đầu, cơ bản của hoạt động thư viện như cách sắp xếp sách theo hướng dẫn nghiệp vụ mới, theo dõi sách ra, sách vào, tra từ loại… Thủ thư Bùi Thị Lệ Minh chia sẻ: Từ khi đi vào hoạt động, hầu như ngày nào cũng có người đến mượn, đổi sách, trung bình 3 - 4 ngày đổi sách 1 lần. Từ 3 - 6 tháng, thư viện Trại ra Thư viện tỉnh đổi sách mới, chủ yếu là sách văn học, khoa học kỹ thuật, phương pháp sống, những tấm gương tiêu biểu vươn lên trong cuộc sống, danh nhân Việt Nam và thế giới… Mỗi lần đổi từ 500 - 700 cuốn được lựa chọn cẩn thận.

Sau hơn 3 năm thành lập, thư viện Trại giờ khang trang hơn, bàn ghế được trang bị tốt hơn để phạm nhân có điều kiện đọc sách tại chỗ, giá sách được sắp xếp khoa học dễ tìm, dễ đọc. Lãnh đạo Trại cho biết, mô hình thư viện Trại tạm giam rất hiệu quả, phạm nhân đọc nhiều, chất lượng cải tạo được nâng lên rõ rệt. Mô hình này thực sự nhân văn, nên nhân rộng, nếu có điều kiện Trại cũng muốn mở thêm tủ sách hoặc thư viện cho phạm nhân tại phân trại Bắc Phong.

Thủ thư Bùi Thị Lệ Minh chia sẻ thêm: Lãnh đạo Trại rất quan tâm đến công tác thư viện, thường xuyên nhắc nhở thư viện tạo điều kiện tốt nhất cho phạm nhân đọc sách. Số lượng phạm nhân đọc thường xuyên nhiều, hầu hết ai cũng đọc sách, ban đầu họ tìm đến với sách như phương thuốc để vơi đi nỗi nhớ nhà, sau thành ham đọc, nhiều người nhờ đọc sách kết hợp với sự giáo dục bài bản của Trại mà ra tù trở thành người lương thiện, có tương lai. Như phạm nhân Bùi Văn C. (SN 1995) ở huyện Lạc Sơn, được tha tù có điều kiện tháng 9/2020. Thời gian cải tạo C. được giao nhiệm vụ chăm sóc ao nuôi cá chép. Do ham đọc sách kỹ thuật chăn nuôi nên cá nhanh lớn, năng suất cao. Khi mãn hạn, gia đình cũng làm nghề buôn cá cảnh, phát huy kiến thức đã học được khi ở Trại, anh C. phát triển thành nghề nuôi cá Koi, mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế gia đình và tương lai bản thân. Phạm nhân Nguyễn Duy Đ. (SN 1988), trú tại huyện Lương Sơn được Trại giao chăm sóc đàn lợn đã rất chăm đọc sách, chịu khó nghiên cứu sách về chăn nuôi nên đàn lợn phát triển tốt. Sau khi ra tù, anh Đức bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình, mở rộng mô hình nuôi lợn tại nhà. Có một tình tiết thú vị là anh Đ. quay lại phân trại xin mua toàn bộ đàn lợn do mình chăm sóc về để tiếp tục nuôi. Hay nhiều gương phạm nhân khác ham đọc sách mà thay đổi tư duy, cách nghĩ, cải tạo tốt hơn, tầm hồn trai sạn dần trở lại hiền hòa, biết hối lỗi và sửa sai, được tha tù trước thời hạn trở về cuộc sống lương thiện, phát triển kinh tế gia đình ổn định như: Bùi Văn T. (Lạc Sơn) phát triển tốt nghề trồng cây ăn quả; Trần Duy T. (Lạc Thủy) phát triển tốt mô hình trang trại; Bùi Văn T. (Lạc Sơn) chăn nuôi gà và trồng cây ăn quả…

Thư viện Trại tạm giam Công an tỉnh thực sự là mô hình nhân văn, ý nghĩa, tạo điều kiện cho những phạm nhân được tiếp xúc với những cuốn sách bổ ích, mang lại sự an ủi, niềm tin, hỗ trợ tinh thần, tâm lý, mở ra cho họ những suy nghĩ tích cực về cuộc đời. Sức cảm hóa mạnh mẽ từ sách làm cho con đường hoàn lương của họ trở nên gần hơn. Hơn nữa, đọc sách còn là kênh thông tin quý giá giúp họ hiểu thêm về chế độ, quyền lợi của mình được thụ hưởng, qua đó có có thêm động lực, chí hướng để phấn đấu. Sách còn là cánh cửa góp phần mở lối tương lai, định hướng nghề nghiệp cho họ ngay khi mãn hạn tù, trở về tái hòa nhập cộng đồng để không tái phạm.

Quốc Khánh

(Hội Văn học nghệ thuật tỉnh)


Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục