Sự việc Viện Phim Việt Nam (đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đưa các bộ phim Nhà nước đặt hàng phổ biến trên kênh Youtube của viện này đang thu hút sự quan tâm của các đơn vị chức năng và khán giả.


Ảnh chụp qua màn hình.

Ðây là việc thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về đẩy mạnh tuyên truyền, khai thác, phổ biến những tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng đến đông đảo công chúng trên các kênh thông tin, nền tảng trực tuyến... Từ ngày 16/7, Viện Phim Việt Nam đưa lần lượt chín bộ phim lên kênh Youtube, gồm: Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, Nhìn ra biển cả, Mùa ổi, Lương tâm bé bỏng, Ðừng đốt, Chung cư, Cuộc đời của Yến, Mặt trận không tiếng súng, Dòng sông hoa trắng. Ðây đều là các bộ phim đã được cấp phép phổ biến, do hãng phim nhà nước sản xuất với 100% vốn đầu tư nhà nước.

Tuy nhiên, ngay sau khi các bộ phim được đăng tải, một số đơn vị có phim đăng tải như Công ty cổ phần Hãng phim hoạt hình Việt Nam, Công ty cổ phần Phim Giải phóng… cho rằng Viện Phim Việt Nam với chức năng lưu giữ, bảo quản phim nếu muốn phổ biến phim thì phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, việc Viện Phim gắn logo của đơn vị này vào các phim, có bộ phim còn bị cắt bỏ phần thông tin giới thiệu ê-kíp làm phim... cũng bị cho là không hợp lý ở góc độ thông tin, bản quyền.

Liên quan tới sự việc, lãnh đạo Bộ VH-TT-DL đã có cuộc họp với đại diện Viện Phim Việt Nam, Cục Bản quyền và Cục Ðiện ảnh. Theo đó, Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Ðiện ảnh, Viện Phim Việt Nam và các đơn vị liên quan rà soát, phân loại để đưa phim đến với công chúng theo các chủ đề hữu ích, thiết thực. Trong tình hình hiện nay, việc đẩy mạnh tuyên truyền, khai thác, phổ biến những tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng đến đông đảo công chúng trên các kênh thông tin, nền tảng trực tuyến là nhiệm vụ cần thiết. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là đơn vị như Viện Phim Việt Nam được tự ý đưa tác phẩm điện ảnh lên mạng mà không thông qua và có sự đồng ý của các đơn vị liên quan. Các phim do Nhà nước đặt hàng muốn đưa lên Youtube cần phải được sự thỏa thuận đồng ý của Bộ VH-TT-DL (mà Cục Ðiện ảnh là đại diện chủ sở hữu đối với tác phẩm) và đơn vị sản xuất.

Thực tế là hầu hết các phim Nhà nước đặt hàng đều là các tác phẩm điện ảnh về đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng… chưa được phổ biến rộng rãi tới công chúng, nhất là khán giả vùng sâu, vùng xa.

Việc đưa phim loại này lên các kênh thông tin, nền tảng trực tuyến vừa góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt Nam tới bạn bè quốc tế, vừa hạn chế được sự lãng phí do các tác phẩm vốn chỉ nằm lưu kho. Trong bối cảnh dịch Covid-19, điều này càng trở nên cần thiết. Dù vậy, quá trình khai thác, quảng bá tác phẩm điện ảnh đến công chúng vẫn cần tuân thủ đầy đủ các vấn đề về bản quyền, quy định của pháp luật nhằm bảo đảm hài hòa giữa việc cung cấp phim đến khán giả với quyền lợi của đơn vị sản xuất phim.

Nhìn lại sự việc Viện Phim Việt Nam đăng tải các bộ phim Nhà nước đặt hàng, có thể nhận thấy còn có những lúng túng, thiếu thống nhất, sai quy trình dẫn tới vướng mắc, bất đồng, nhất là với các đơn vị sản xuất phim. Viện Phim Việt Nam đã tiếp thu, khắc phục một số sơ suất. Thí dụ, bản phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông" của Hãng phim Hội Nhà văn hợp tác Hãng phim Châu Giang (Trung Quốc) sản xuất, sau khi nhận phản hồi về việc phim bị cắt bỏ phần thông tin giới thiệu ê-kíp làm phim, Viện Phim đã cho rút xuống và thay bằng bản phim có phần giới thiệu đầy đủ.

Tận dụng các kênh thông tin, nền tảng trực tuyến... một cách chính thống, khoa học, đúng quy định pháp luật là hướng đi thiết thực không chỉ với ngành điện ảnh mà đã được áp dụng ở nhiều lĩnh vực với những chuyển biến, thành công đáng kể. Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) đang trong quá trình soạn thảo cũng cần nhìn lại vấn đề khai thác, sử dụng, phổ biến phim Nhà nước đặt hàng trong thời gian tới để bảo đảm đạt hiệu quả cao nhất trong mục tiêu tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, đưa các tác phẩm đến gần hơn với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục