Viện Đông phương học cổ điển và Văn minh cổ đại thuộc Đại học nghiên cứu quốc gia "Trường Kinh tế cao cấp” (LB Nga) vừa tổ chức trực tuyến buổi giới thiệu bản dịch tiếng Nga vở kịch nói "Chén thuốc độc” của nhà viết kịch Vũ Đình Long, do dịch giả Igor Britov chuyển ngữ.


Bìa sách tiếng Nga vở kịch "Chén thuốc độc”.

Đây là hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày vở kịch "Chén thuốc độc” lần đầu được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vốn được xem là mang tính khởi đầu cho sân khấu kịch nói Việt Nam.

"Chén thuốc độc” là vở kịch nói đầu tiên do người Việt Nam viết, có tính hiện đại, thoát khỏi màu sắc của các thể loại kịch truyền thống dân tộc.

Tại buổi ra mắt sách, đại biểu hai phía LB Nga và Việt Nam cùng ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của cố tác giả Vũ Đình Long đối với nghệ thuật kịch nói Việt Nam; khẳng định, sân khấu kịch nói Việt Nam với 100 năm phát triển, đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam đang nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm đưa nền kịch nói Việt Nam phát triển hơn nữa thời gian tới.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thứ thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga nhấn mạnh, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga đánh giá cao công sức và thành quả của những người thực hiện dự án chuyển ngữ vở kịch "Chén thuốc độc” sang tiếng Nga.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, việc giới thiệu các tác phẩm văn học của Việt Nam và LB Nga tới độc giả hai nước là nội dung không thể thiếu trong hợp tác văn hóa giữa 2 quốc gia. Dù còn nhiều khó khăn, song những nỗ lực lớn của các dịch giả đã giúp độc giả có thêm nhiều cơ hội tiếp cận văn học hai nước, từ đó nhân dân Việt Nam và LB Nga có thể hiểu rõ hơn về văn hóa của nhau.

Dịch giả Igor Britov, giảng viên cao cấp "Trường Kinh tế cao cấp”, người chuyển ngữ vở kịch "Chén thuốc độc” sang tiếng Nga bày tỏ vui mừng dịch xong tác phẩm, đồng thời cảm ơn về sự giúp đỡ của các bạn bè LB Nga, cũng như Việt Nam đã giúp ông hoàn thành "công trình” tâm đắc của mình.

Ông Igor Britov cũng chia sẻ về những khó khăn khi dịch tác phẩm "Chén thuốc độc” sang tiếng Nga, trong đó nhấn mạnh mất thời gian cân nhắc tên nhân vật, những tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật, cũng như các trích dẫn… Ngoài ra, trong vở kịch có nhiều từ rất khó chuyển ngữ, yêu cầu người dịch phải có vốn ngôn ngữ tốt, cũng như tìm hiểu kiến thức trong nhiều lĩnh vực.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân về khả năng trình diễn vở kịch "Chén thuốc độc” tại LB Nga, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Natalia Kraevskaya, tác giả dự án chuyển ngữ vở kịch cho biết, đây là ý tưởng rất hay. Các đại biểu nhận định, dù biết có nhiều khó khăn, song mong muốn hai phía LB Nga và Việt Nam nghiên cứu phối hợp, để bằng cách nào đó có thể giới thiệu vở kịch đến đông đảo người Nga thời gian tới.


                                            Theo Nhandan

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục