Các di tích, tài liệu, kỷ vật ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành những vật chứng quý giá về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1954 đến 1969. Từ nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành điểm tham quan về nguồn của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc dành cho học sinh các trường mầm non và tiểu học.

Học sinh một trường mầm non ở Hà Nội tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Học sinh một trường mầm non ở Hà Nội tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Trong chương trình giáo dục của các trường mầm non, tiểu học, hoạt động dã ngoại, trải nghiệm đóng vai trò quan trọng. Bằng những chương trình dã ngoại, trải nghiệm ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, tham quan điểm di tích và tìm hiểu những hiện vật đã và đang được trưng bày tại đây, các em nhỏ được tìm hiểu, bổ sung những kiến thức về Bác Hồ, được tận mắt nhìn ngắm những đồ dùng, căn nhà Người từng ở và làm việc, nhất là được tham gia các hoạt động cho cá ăn đầy thú vị ở Ao cá Bác Hồ.

Ở lứa tuổi này, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi. Nếu tạo cho trẻ sự hứng thú nhất định, trẻ sẽ sôi nổi và ghi nhớ thông tin nhanh hơn.

Ban Quản lý Khu di tích đã xây dựng phim tư liệu Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng để phục vụ khách tham quan nhỏ tuổi. Tuy nhiên, do chủ yếu là phim tư liệu đen trắng, cho nên khó gây được sự chú ý đối với đối tượng trẻ mầm non, tiểu học. Ở lứa tuổi này, trẻ thường bị thu hút bởi những gì có mầu sắc sặc sỡ, ngôn từ đơn giản.

Các bộ phim hoạt hình có hình ảnh nhiều mầu sắc, âm thanh sống động thu hút được các em, giúp trẻ có nhận thức nhanh, ghi nhớ tốt về các nhân vật và thế giới chung quanh, bồi dưỡng kiến thức, trau dồi từ vựng. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng yêu thích thể loại phim hoạt hình bởi những giá trị nhân văn sâu sắc chứa đựng bên trong.

Rất đáng tiếc là chúng ta hiện chưa xây dựng được những bộ phim hoạt hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đề tài về cuộc đời và sự nghiệp của Người chỉ được nghiên cứu và khắc họa qua những thước phim tư liệu đen trắng. Hình ảnh Bác Hồ được khai thác dưới dạng truyện tranh gần gũi với trẻ em duy nhất chỉ có bộ sách Bác Hồ sống mãi của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Thời gian xem phim cũng là lúc các em nhỏ được nghỉ ngơi sau quãng đường dài xếp hàng vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi tiếp tục hành trình trải nghiệm.

Ban Quản lý Khu di tích đang phối hợp các trường học để tổ chức hiệu quả hoạt động tham quan trải nghiệm cho học sinh. Muốn vậy, các nhà trường cần xây dựng một kế hoạch cụ thể dựa trên nội dung chương trình học tập hằng năm của nhà trường. Bên cạnh đó, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ có những thông báo, phổ biến về những quy định, quy chế tham quan để các nhà trường nắm được, từ đó chủ động phối hợp trong công tác tổ chức và xây dựng nội dung học tập thực tế.

Trước mỗi buổi tham quan thực tế, các cô giáo cần giới thiệu trước cho trẻ hiểu một cách khái quát về Bác Hồ và tình cảm yêu quý của Người với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Sau những buổi đi thực tế tại Khu di tích, các cô cần hỏi lại và củng cố thêm cho trẻ những kiến thức thu được trong quá trình hoạt động tham quan tại Khu di tích thông qua các trò chơi, bài hát và phim hoạt hình về Bác Hồ...

Việc thu hút các em nhỏ đến với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục, mở mang nhận thức và kiến thức cùng tình cảm của các em nhỏ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, góp phần định hướng nhân cách và tri thức của trẻ.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục