Trong không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đây cũng là lễ hội lớn nhất, được đồng bào Mông mong đợi nhất trong năm.




Người dân và du khách cùng tham gia trò chơi dân gian ném pao trong lễ hội Gầu Tào.

Không chỉ có hơn 6.000 người dân của 2 xã Hang Kia, Pà Cò, hàng nghìn du khách trong nước, quốc tế đã đến sân vận động xóm Xà Lính, xã Pà Cò trải nghiệm, khám phá lễ hội Gầu Tào. Cây nêu được dựng lên từ trước trên bãi đất rộng, bằng phẳng, mang biểu tượng cây thiêng nối trời đất, ngọn cây hướng về hướng Đông cũng là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con và hướng của mặt trời với mong ước mùa màng bội thu.

Sáng sớm của ngày hội chính, các lễ vật gồm: cơm, gà, rượu… đã được chuẩn bị đầy đủ để thực hành nghi thức cúng cây nêu. Chủ lễ thắp hương, đốt vàng mã rồi đi ngược chiều kim đồng hồ 3 vòng quanh cây nêu, tiếp đó đi ngược 3 vòng nữa hát bài "Tịnh chay” (Hẹn ngày) cúng báo thần linh biết việc dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn (như đã hứa) rồi hưởng lộc ngay dưới chân cây nêu. Lễ cúng được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mưa thuận gió hoà, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khoẻ mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng uỷ xã Pà Cò cho biết: Đã thành thông lệ, khi hoa đào khoe sắc thắm, hoa mận nở khắp sườn đồi, đồng bào Mông nơi đây lại vui đón Tết cổ truyền. Lễ hội Gầu Tào được phục dựng từ năm 2017, thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.  Không chỉ đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của Nhân dân, lễ hội còn góp phần xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho đồng bào 2 xã đón Xuân Giáp Thìn 2024.



Hào hứng hội thi giã bánh dày tại lễ hội Gầu Tào.

Sau màn đánh trống khai hội, người dân và du khách hòa vào các hoạt động sôi nổi, vui tươi. Mở đầu là những tiết mục văn nghệ múa, khèn đặc sắc do các chàng trai, cô gái Mông biểu diễn. Tiếp đó, người dân và du khách cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn Mông. Tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội, nét văn hoá độc đáo của người Mông.

Chị Đinh Thị Hảo, du khách TP. Hoà Bình cho biết: Tôi cảm nhận không khí vui tươi của lễ hội Gầu Tào và mong năm nào cũng được đến đây để cùng bà con hoà vào điệu khèn rộn rã. Trong dịp lễ hội, tôi cũng tranh thủ tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng ở đây với điểm săn mây, làng nghề truyền thống, dịch vụ du lịch địa phương...

Bên cạnh phần nghi lễ trang trọng, linh thiêng, phần hội lễ hội Gầu Tào năm 2024 có thêm một số hoạt động đặc sắc hơn so với mùa lễ hội trước. Người dân và du khách hoà vào không gian sinh động đầy hứng khởi của hội thi giã bánh dày, tham gia các trò chơi dân gian; cổ vũ nhiệt tình cho cuộc thi người đẹp và trang phục dân tộc Mông. Du khách còn thoả thích tham quan, mua sắm các mặt hàng nông sản, thưởng thức ẩm thực truyền thống.

Theo đồng chí Bùi Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, lễ hội Gầu Tào là lễ hội văn hoá bản địa được cấp uỷ, chính quyền huyện quan tâm, khích lệ 2 xã có đồng bào dân tộc Mông gìn giữ, phát huy gắn với phát triển du lịch. Trong dịp này, đông đảo du khách đã đến trải nghiệm dịch vụ du lịch cộng đồng ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Nét văn hoá riêng có của đồng bào Mông cũng được giới thiệu, quảng bá ngày càng rộng khắp.   



Bùi Minh

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục