Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xóm Tự Do, xã Hợp Thịnh được nâng lên

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xóm Tự Do, xã Hợp Thịnh được nâng lên

(HBĐT) - Chúng tôi về xóm Tự Do, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn đúng dịp cán bộ và nhân dân trong xóm đón Bằng công nhận Làng văn hoá cấp huyện.

 

Trong ngôi nhà văn hoá xóm bản vừa mới hoàn thành, 58 hộ dân mừng rỡ, hân hoan trước sự kiện quang trọng của xóm. Bà Phùng Thị Thanh, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm tâm sự: Lâu lắm rồi, bà con trong xóm mới có dịp chứng kiến một ngày hội vui đến vậy. Đời sống vật chất đã cải thiện lên nhiều nhưng sự ấm áp, vui vẻ về tinh thần đối với người dân càng không thể thiếu.

 

Ông Ngô Hoàng Tùng, trưởng xóm cho biết: Trong những năm qua, thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tày, Mường, Kinh trong xóm đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng khu dân cư và quê hương ngày thêm đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, két hợp các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở, xóm đã làm tốt công tác xây dựng chính quyền, nhân dân thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, ủng hộ các phong trào thi đua do địa phương phát động như phong trào Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, xây dựng quỹ Khuyến học... Đồng thời, bà con trong xóm tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như đường điện, đường bê tông liên xóm, xây dựng nhà văn hoá, tu sửa kênh mương nội đồng.

 

Với tổng diện tích đất canh tác 17,5 ha, nhân dân đã áo dụng các biện pháp kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, đưa sản lượng lương thực năm sau đạt cao hơn năm trước. Năm qua, sản lượng lương thực của cả xóm đạt 200 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 750kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh nghề trồng trọt, bà con tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm, mở mang một số điểm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Kinh tế ổn định, số hộ nghèo của xóm chỉ còn 3,4%, 100% hộ gia đình cho nhà xây kiên cố, hầu hết các hộ đã mua sắm được phương tiện nghe nhìn, xe máy, tủ lạnh, máy giặt...

 

Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân trong xóm ngày càng được nâng lên. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, bà con đã đóng góp, ủng hộ bằng tiền, ngày công, vật liệu để cải tạo diện mạo cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, 100% hộ được sử dụng điện thắp sáng, nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% đường làng ngõ xóm được bê tông hoá thuận tiện cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Người dân có điều kiện chăm lo sức khoẻ, mở mang sự nghiệp giáo dục. Bằng nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và nhận thức tiến bộ của người dân, công tác vệ sinh phòng bệnh được triển khai rộng rãi, nhiều năm qua không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

 

Đặc biệt là phong trào gia đình, dòng họ  hiếu học được toàn thể bà con trong xóm đồng lòng, khuyến khích, chăm lo góp phần xây dựng một xã hội học tập. Ông Nguyễn Quang Bô cho biết: trước đây, điều kiện của bà con trong xóm còn nghèo, thiếu thốn nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng để con em được học hành đến nơi, đến chốn. Thật đáng tự hào bởi chỉ trong hơn 10 năm qua, xóm đã có gần 50 người có trình độ cao đẳng, đại học, tiêu biểu như Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Thị Huơng, Nguyễn Quang Hiểm, Trần Thị Thành, Nguyễn Quang Hưng. Hiện xóm có 8 cháu đang theo học các trường Đại học.

 

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của xóm luôn ổn định và giữ vững, không có các tụ điểm buôn bán, sử dụng ma tuý, tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông. Các quy ước, hương ước của khu dân cư được người dân thực hiện hiệu quả và nề nếp. Xóm có 82,7% hộ gia đình văn hoá, trong đó có 3 gia đình văn hoá tiêu biểu.   

 

 

                                                                             Bùi Minh      

    

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục