Tiếp nối thông lệ, Ngày hội bánh tét 2011 năm nay tiếp tục hướng vào mục tiêu chăm lo cho người nghèo. Ngày hội do hai đơn vị là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Phú Thọ tài trợ và tổ chức, hứa hẹn cũng sẽ tiếp nối thành công cả về phần hội và phần lễ như những năm trước.

 

Ngày hội bánh tét được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 với mục đích xây dựng nét đẹp văn hóa, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân TP. Kết hợp với đường hoa, lễ hội tết khu trung tâm, Ngày hội bánh tét đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong những ngày xuân, được người dân TP đánh giá cao khi tạo nên sắc thái riêng của vùng đất phương Nam.

Sau một thời gian tổ chức thiên về phần hội, những năm gần đây, Ngày hội bánh tét bắt đầu gắn chặt hơn với các hoạt động mang đậm tính xã hội. Năm nay, yếu tố xã hội còn được chú ý nhiều hơn mọi năm với hàng loạt hoạt động vì người nghèo. Mở đầu cho loạt hoạt động của ngày hội là “Cuộc thi nấu bánh tét 2011” được tổ chức từ ngày 26-1 đến hết ngày 31-1-2011 tại trụ sở UBND của tất cả 24 quận huyện trên toàn TP.

Tham dự cuộc thi, ca sĩ Phương Thanh sẽ cùng tình nguyện viên và trẻ em nghèo gói và nấu 800 đòn bánh tét, bánh chưng gửi tặng trẻ em ở các mái ấm tình thương. Sau cuộc thi sẽ có phần tặng bánh tét và quà tết cho các hộ nghèo trong từng địa phương.

Vào lúc 8 giờ ngày 31-1 (28 tháng Chạp), tại sân khấu Ba Hạt Lúa (nằm trong Công viên Đầm Sen), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) sẽ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và Công viên Văn hóa Đầm Sen tổ chức lễ trao tặng 10.000 đòn bánh tét cho các mái ấm, nhà mở… trên địa bàn TP.

Song song đó, để tạo thuận lợi cho các đơn vị tại các quận, huyện ngoại thành, đoàn trao tặng bánh tét cũng tổ chức lễ trao tặng cho các mái ấm, nhà mở thuộc các quận huyện ngoại thành tại 3 địa điểm: Bình Phước, Chánh Phú Hòa (Bình Dương) và Trung tâm Dạy nghề Thanh thiếu niên thành phố (huyện Hóc Môn).

Năm nay, tổng cộng có đến 79 nhà mở, mái ấm, trung tâm chăm sóc trẻ em cơ nhỡ, người tàn tật, khiếm thị, viện dưỡng lão… nhận được quà tết từ Ngày hội bánh tét 2011. Các phần quà tết ngoài bánh tét còn có các món quà có giá trị từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng nhằm giúp cho người dân có hoàn cảnh khó khăn có một cái tết thoải mái hơn. Toàn bộ chi phí tổ chức Ngày hội bánh tét 2011 do Saigontourist và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Phú Thọ tài trợ.

Ngày hội bánh tét 2011 là một trong 6 chương trình chính Lễ hội Tết 2011 của TPHCM năm nay. 5 hoạt động còn lại là đường hoa Nguyễn Huệ, pháo hoa đêm giao thừa, phố tỏa sáng, khoảnh khắc đón năm mới, trang hoàng mặt phố tết và biểu diễn Doorshows.

Với các hoạt động xã hội đa dạng, Lễ hội Tết 2011 và nhất là Ngày hội bánh tét 2011 không chỉ là những hoạt động vui chơi, giải trí mà còn là nơi chuyển tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào thành phố, thể hiện sự vững tin vào tương lai tươi sáng của thành phố, của dân tộc. Lễ hội tết năm nay đã thật sự là dịp mang lại niềm vui cho những gia đình khó khăn, trẻ em tại các mái ấm, nhà mở thông qua những tình cảm, tấm lòng được gửi gắm qua những đòn bánh tét, những món quà ngày xuân... 

 

                                                                                     Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục