Bộ phim dài 50 tập “Bí thư Tỉnh uỷ” (đạo diễn: Quốc Trọng, biên kịch: Vân Thảo) đã nhận được số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bình chọn phim truyền hình yêu thích 2010. Ngay sau đó, trong dư luận có những ý kiến đánh giá khác nhau về bộ phim. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Vân Thảo – tác giả kịch bản phim “Bí thư Tỉnh uỷ” - người cũng được giải “Biên kịch xuất sắc” của bộ phim này.

Nhà văn Vân Thảo cho biết, từ rất lâu rồi ông  ấp ủ ý định viết tiểu thuyết về Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú (nay là hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc) Kim Ngọc (1917 - 1979). Trong khi ông chưa biết bắt đầu từ đâu, thì tháng 6.2007, nhà văn Thùy Linh – Phó GĐ Hãng phim THVN - gọi điện đề nghị ông viết kịch bản cho phim về ông Kim Ngọc, ông nhận lời ngay và tháng 8 năm đó, ông đi thực tế đến Vĩnh Phú trong 4 tháng liền. Như vậy, bộ phim được làm trong hơn 3 năm kể từ khi xây dựng kịch bản đến khi hoàn thành. Đây là bộ phim chính luận dài tập đầu tiên của THVN. Phim “Bí thư Tỉnh uỷ” - đầu tiên ông đặt tên khác, nhưng các BTV đã đề nghị đổi tên - 50 tập, đã được chiếu trong gần 5 tháng trên VTV1, vào giờ vàng các ngày thứ hai, ba, tư mỗi tuần và vừa kết thúc trước tết.

Tác giả kịch bản - nhà văn Vân Thảo (thứ hai, trái) cùng các diễn viên phim “Bí thư Tỉnh uỷ”.
Tác giả kịch bản - nhà văn Vân Thảo (thứ hai, trái) cùng các diễn viên phim “Bí thư Tỉnh uỷ”.

Thưa tác giả kịch bản, đánh giá khái quát của ông về bộ phim này như thế nào?

- Tôi xem phim này lần đầu tiên khi phim chiếu trên VTV1. Có lẽ, tôi hồi hộp đón xem hơn khán giả  khác. Nhìn tổng thể, tôi hài lòng về bộ phim này. Đây là bộ phim chính luận nhiều tập đầu tiên của THVN nói về đời sống một nhân vật có thật. Một bộ phim theo tôi làm có nhiều cái khó, nhất là khi bối cảnh phim xảy ra đã cách đây cả nửa thế kỷ... Tôi cũng rất bất ngờ, không nghĩ kịch bản của tôi được khán giả đánh giá là kịch bản truyền hình xuất sắc nhất 2010.

Có điều gì khi xem phim ông thấy bất ngờ, tiếc nuối? Và  nếu so sánh  với phim cùng thể tài này của điện ảnh Trung Quốc thì ta còn phải học hỏi điều gì?

- Khi xem trên phim, tôi thấy có những điều tiếc nuối... Giá như mình nhấn thêm vào chỗ này,  điều chỉnh ở chỗ kia v.v... Đúng là so sánh với một số phim của TQ đề tài nông thôn, nông dân mà tôi được xem, như phim “Trưởng thôn” chẳng hạn, họ làm rất hay. Ngoài nghệ thuật thì theo tôi, các sự kiện trong phim TQ dữ dội hơn, họ có vẻ ít bị giới hạn bởi hai từ “nhạy cảm”, khi làm phim. Phim “Bí thư Tỉnh uỷ” ra được đã là khó, còn việc nói được hết những điều xảy ra những năm đó trên phim là không thể... Tôi có cuốn tiểu thuyết cùng tên (Bí thư Tỉnh uỷ), NXB Trẻ in, cũng rơi vào tình trạng có nhiều chi tiết nhạy cảm, gay cấn. NXB phải gọi lại tôi hỏi lại về vấn đề này, vấn đề kia, yêu cầu phải đảm bảo chi tiết này, chi tiết khác... Có chi tiết chấp nhận được thì  để lại, có chi tiết phải bỏ đi vì đụng chạm.

Làm phim này càng khó hơn. Ngay khi mới nói sẽ làm phim về nhân vật Kim Ngọc thì đã có một số ý kiến phản ứng. Họ cho rằng ông Kim Ngọc đi ngược lại đường lối của Đảng, Nhà nước vào lúc đất nước có chiến tranh. Rồi họ lý luận: “Nông dân làm thế, no ấm trên mảnh ruộng của mình rồi sẽ không muốn ra mặt trận nữa!”. Tôi thì cho rằng họ đã coi thường và đánh giá quá thấp lòng yêu nước của nhân dân ta!

Phim chưa thể hiện được hết ý tưởng, chưa đạt được mong muốn của tác giả kịch bản ở điều này, hay điều khác cũng còn bởi nhiều nguyên nhân mà không hẳn là do đạo diễn non tay, mà do nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ,  bối cảnh phim xảy ra đã lâu, cách ăn mặc thời đó đã rất khác. Vậy phải may trang phục thời đó cho khoảng 3.000 lượt diễn viên, rất tốn kém! Rồi việc có được ngôi nhà làm trụ sở HTX cũng phải dỡ đi, làm lại. Rồi làm mỗi hố bom cũng mất vài triệu đồng... Tất cả đều rất tốn kém, trong khi đó, phim truyền hình kinh phí có hạn. Vì nhiều lẽ mà có cảnh là tâm huyết của người viết, nhưng đạo diễn buộc phải thay đổi.

Nhiều khán giả nhận xét, lời thoại của phim nặng “tính kịch” và dài dòng và có các cảnh phim thừa?

- Về điều này, theo tôi, tránh được cũng rất khó, vì nội dung phim là đấu tranh về quan điểm, chính sách..., nên phải lý luận đối thoại giữa  hai bên - hai quan điểm. Nhiều diễn viên nói chưa bao giờ họ thấy phim lời thoại dài như vậy, mà lại nói về những quan điểm chính trị nên diễn viên cũng lo ngại.

Trong quá trình làm phim, ông và đạo diễn Quốc Trọng có thường trao đổi với nhau?

- Không, tôi giao kịch bản và không có lần nào trao đổi. Tôi đã làm với Quốc Trọng phim “Hương đất”, nên tôi hoàn toàn tin tưởng giao phó cho đạo diễn và người biên tập kịch bản. Tôi viết kịch bản phim này cũng bị áp lực về thời gian, không trau chuốt nó được như viết tiểu thuyết.

Đã thâm nhập thực tế, nghiên cứu rất kỹ nhân vật Kim Ngọc, ông đánh giá thế nào về diễn viên Dũng Nhi (vai Bí thư Hoàng Kim)?

- Tôi cho là thể hiện được, nhất là ngoại hình. Khi Dũng Nhi lên Vĩnh Phúc được giới thiệu là người đóng vai Kim Ngọc, thì bà Lê Thị Liên – vợ của ông Kim Ngọc -  nhận xét là: “Trông nhang nhác nhà tôi”. Tuy nhiên tôi thấy nhiều cảnh hơi bị lạm dụng, như cảnh hút thuốc lào.

Theo ông, điều gì làm nên thành công của bộ phim?

- Tôi cho rằng bộ phim thành công là bởi nó đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người dân, muốn biết nhân vật Kim Ngọc là như thế nào?

                                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục