Nhắc đến nhạc cụ truyền thống của người Chơro, bên cạnh goong -nhạc khí bằng đồng có khối u tròn ở giữa, người ta thường liên tưởng đến chinh (không có khối u). Bao đời qua, tiếng chinh ăn sâu vào máu thịt nhiều thế hệ tộc người.

 

Đến thăm các buôn làng Chơro nằm giữa núi rừng bạt ngàn, chúng tôi đặc biệt ấn tượng khi được các già làng kể cho nghe nhiều câu chuyện về chinh, đặc biệt là tâm huyết giữ gìn tiếng chinh không bị mai một, thất truyền của cha ông ngày trước trong những năm chiến tranh ác liệt.

Nếu như goong được dùng trong những dịp lễ (ma chay, cúng tạ thần linh, tạ ơn tổ tiên) thì chinh không thể thiếu trong những ngày hội vui của buôn làng. Tiếp cận với tộc người Chơro giữa rừng già Mã Đà ở xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) và tại xã Bàu Chinh (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cùng với tính cách chân tình, mộc mạc, gần gũi của dân bản và những ché rượu cần đậm hương vị núi rừng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi âm thanh, giai điệu khi sôi động lúc trầm hùng, lại có lúc khoan thai, khi ào ạt như thác đổ phát ra từ dàn chinh do các lão nghệ nhân nhịp xướng.

Bên con suối Sa Mách từng chứng kiến những chiến công đánh Pháp đuổi Mỹ của buôn làng, nói chuyện nguồn cội của tiếng chinh, già làng Dương Văn Dương, 75 tuổi, chiến binh Chơro can trường ngày nào hiện vẫn còn mang trong người nhiều mảnh bom của giặc Mỹ hiện ngụ tại ấp Lý Lịch (xã Phú Lý) hào hứng cho biết, những dàn chinh ở làng có được từ mua bán, trao đổi với người Lào, người Khmer.

Dàn chinh trăm năm.

Khi đổ đồng đúc chinh, để tiếng chinh vang xa, âm thanh trong trẻo, người đúc chinh thường pha vàng. Già Dương cùng các già làng cho chúng tôi xem những tấm chinh được gìn giữ cẩn trọng bao đời qua. Qua bao dâu bể thời gian và qua bao tay người nhịp vỗ, những bộ chinh (từ 3-5 chiếc) lên nước bóng loáng, màu vàng nâu mát lạnh. 

Dùng đôi bàn tay nhiều nếp nhăn vỗ nhẹ vào mặt chinh phát ra âm thanh nghe như bản hợp xướng của núi rừng, sông suối hòa quyện, già làng Điểu Bích, nguyên Phó Trạm y tế xã Phú Lý, cho biết, núi rừng Mã Đà ngày trước là vùng căn cứ cách mạng nên hết bị Pháp rồi đến Mỹ ngày đêm cho quân ruồng bố, ném bom hủy diệt, bắt dân dồn ấp chiến lược. Những cuộc càn quét ấy của kẻ thù gắn liền với nhà cửa đồng bào bị thiêu rụi, nhiều người bị bắt bớ tra tấn, sát hại.

Không những thế, chúng còn cướp bóc nhiều tài sản có giá trị mà đồng bào có được từ sức lao động, mua bán, trao đổi với các tộc người khác. "Quý nhất là ché rượu và dàn nhạc cụ chinh, goong" - già Bích nói: "Cứ mỗi lần hay tin thằng giặc vào buôn làng là bà con đem các vật có giá trị đi cất giấu trong hang đá hốc cây hoặc chôn sâu vào lòng đất. Có những giai đoạn vì bị giặc càn quét bất ngờ, dân làng không kịp cất giấu nên chinh, goong bị kẻ thù hủy hoại. Có khi chôn gấp rút, không kịp đánh dấu nên bị thất lạc".

Buổi tấu chinh của các già làng.

Già làng Điểu Lâm, ở xã Bàu Chinh từng có những năm tháng "nằm vùng" ở chiến khu Mã Đà bộc bạch, như tiếng goong, tiếng chinh là hồn thiêng của rừng núi, thắm sâu trong máu thịt mỗi người con Chơro. Già nói bà con có thể chịu đói cơm, đói muối nhiều ngày, nhưng trong tâm hồn không thể "đói" tiếng goong, tiếng chinh được.

Nhớ tiếng chinh quá dân làng buồn bã. Nhất là vào mùa thu hoạch, săn bắt được con thú to, hay những ngày hội vui sau khi ăn uống no say mà vẫn cảm thấy trong người khó chịu, không vui vì không được đánh, múa các bài chinh, không được nghe tiếng chinh. Do đó những người lớn tuổi trong làng nghĩ ra sáng kiến đánh chinh không cần chinh bằng cách xếp người đánh chinh theo thứ tự dàn chinh từ tấm lớn đến tấm nhỏ.

"Những người biểu diễn dùng bàn tay phải nắm lại đánh vào bàn tay trái xòe giả như bề mặt tấm chinh, miệng hát âm thanh của tấm chinh mà mình thủ vai. Cứ thế dòng người đánh chinh đi vòng quanh đống lửa, tay đánh vào tay, miệng hát hết giai điệu bài chinh này đến bài chinh khác" - già Lâm nhớ lại.

Sáng kiến "dùng miệng đánh chinh" không chỉ giúp dân làng đỡ nhớ tiếng chinh mà còn giữ được nét văn hóa đặc sắc của tộc người trong những dịp lễ hội, tạo niềm vui trong những đêm đông giá rét sống ở vùng rừng sâu nước độc. Theo hồi ức của các già làng, sáng kiến "dùng miệng đánh chinh" ấy dần trở thành thói quen của dân làng.

Mỗi lần các anh bộ đội ghé trú quân, không có dàn chinh thì dân làng đem những bài hát đánh chinh vui nhộn ra "thết đãi", qua đó truyền tải thông điệp, bày tỏ lòng yêu mến của đồng bào với những người lính Bok Hồ. Do đó "hát đánh chinh" của người Chơro đã trở thành loại hình sinh hoạt văn hóa biểu diễn ở căn cứ chiến khu Mã Đà vào những năm kháng chiến.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Đức (Hội Dân tộc học TP HCM), chính cách biểu diễn này đã làm vô hiệu hóa các loại máy thu tiếng động của máy bay dịch thả xuống các vùng căn cứ, rừng rậm nhằm phát hiện tiếng động, giữ an toàn cho vùng căn cứ, đem lại niềm vui, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lúc bấy giờ và cũng là vừa tập luyện, giữ gìn giai điệu chinh.

Sau ngày đất nước thống nhất, không còn chịu cảnh giặc giã nữa, đồng bào Chơro ở chiến khu Mã Đà nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung đã tìm lại những bộ chinh quý được chôn trong lòng đất và lưu giữ cẩn thận. Để tiếng chinh không bị mai một giữa nhịp sống cuồn cuộn, các già làng như già Dương, già Lâm... ra sức truyền dạy cho lớp trẻ các bài chinh, những điệu chinh truyền thống của tộc người.

Nhờ vậy mà ngày lại ngày, tiếng chinh Chơro vẫn lặng lẽ tô điểm cho đời sống văn hóa của đồng bào thêm vui và ý nghĩa. Khi chia tay, già Dương tâm đắc nói với tôi rằng chính những năm tháng ác liệt trong chiến tranh đã giúp người Chơro có sáng tạo trong việc "hát đánh chinh". Và chính những nhịp chinh, điệu chinh tâm huyết ấy ngày nay đã trở thành sự kiện lịch sử về cách bảo tồn di sản văn hóa goong-chinh của tộc người.

                                                     

Đến thăm các buôn làng Chơro nằm giữa núi rừng bạt ngàn, chúng tôi đặc biệt ấn tượng khi được các già làng kể cho nghe nhiều câu chuyện về chinh, đặc biệt là tâm huyết giữ gìn tiếng chinh không bị mai một, thất truyền của cha ông ngày trước trong những năm chiến tranh ác liệt.

Nếu như goong được dùng trong những dịp lễ (ma chay, cúng tạ thần linh, tạ ơn tổ tiên) thì chinh không thể thiếu trong những ngày hội vui của buôn làng. Tiếp cận với tộc người Chơro giữa rừng già Mã Đà ở xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) và tại xã Bàu Chinh (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cùng với tính cách chân tình, mộc mạc, gần gũi của dân bản và những ché rượu cần đậm hương vị núi rừng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi âm thanh, giai điệu khi sôi động lúc trầm hùng, lại có lúc khoan thai, khi ào ạt như thác đổ phát ra từ dàn chinh do các lão nghệ nhân nhịp xướng.

Bên con suối Sa Mách từng chứng kiến những chiến công đánh Pháp đuổi Mỹ của buôn làng, nói chuyện nguồn cội của tiếng chinh, già làng Dương Văn Dương, 75 tuổi, chiến binh Chơro can trường ngày nào hiện vẫn còn mang trong người nhiều mảnh bom của giặc Mỹ hiện ngụ tại ấp Lý Lịch (xã Phú Lý) hào hứng cho biết, những dàn chinh ở làng có được từ mua bán, trao đổi với người Lào, người Khmer.

Dàn chinh trăm năm.

Khi đổ đồng đúc chinh, để tiếng chinh vang xa, âm thanh trong trẻo, người đúc chinh thường pha vàng. Già Dương cùng các già làng cho chúng tôi xem những tấm chinh được gìn giữ cẩn trọng bao đời qua. Qua bao dâu bể thời gian và qua bao tay người nhịp vỗ, những bộ chinh (từ 3-5 chiếc) lên nước bóng loáng, màu vàng nâu mát lạnh. 

Dùng đôi bàn tay nhiều nếp nhăn vỗ nhẹ vào mặt chinh phát ra âm thanh nghe như bản hợp xướng của núi rừng, sông suối hòa quyện, già làng Điểu Bích, nguyên Phó Trạm y tế xã Phú Lý, cho biết, núi rừng Mã Đà ngày trước là vùng căn cứ cách mạng nên hết bị Pháp rồi đến Mỹ ngày đêm cho quân ruồng bố, ném bom hủy diệt, bắt dân dồn ấp chiến lược. Những cuộc càn quét ấy của kẻ thù gắn liền với nhà cửa đồng bào bị thiêu rụi, nhiều người bị bắt bớ tra tấn, sát hại.

Không những thế, chúng còn cướp bóc nhiều tài sản có giá trị mà đồng bào có được từ sức lao động, mua bán, trao đổi với các tộc người khác. "Quý nhất là ché rượu và dàn nhạc cụ chinh, goong" - già Bích nói: "Cứ mỗi lần hay tin thằng giặc vào buôn làng là bà con đem các vật có giá trị đi cất giấu trong hang đá hốc cây hoặc chôn sâu vào lòng đất. Có những giai đoạn vì bị giặc càn quét bất ngờ, dân làng không kịp cất giấu nên chinh, goong bị kẻ thù hủy hoại. Có khi chôn gấp rút, không kịp đánh dấu nên bị thất lạc".

Buổi tấu chinh của các già làng.

Già làng Điểu Lâm, ở xã Bàu Chinh từng có những năm tháng "nằm vùng" ở chiến khu Mã Đà bộc bạch, như tiếng goong, tiếng chinh là hồn thiêng của rừng núi, thắm sâu trong máu thịt mỗi người con Chơro. Già nói bà con có thể chịu đói cơm, đói muối nhiều ngày, nhưng trong tâm hồn không thể "đói" tiếng goong, tiếng chinh được.

Nhớ tiếng chinh quá dân làng buồn bã. Nhất là vào mùa thu hoạch, săn bắt được con thú to, hay những ngày hội vui sau khi ăn uống no say mà vẫn cảm thấy trong người khó chịu, không vui vì không được đánh, múa các bài chinh, không được nghe tiếng chinh. Do đó những người lớn tuổi trong làng nghĩ ra sáng kiến đánh chinh không cần chinh bằng cách xếp người đánh chinh theo thứ tự dàn chinh từ tấm lớn đến tấm nhỏ.

"Những người biểu diễn dùng bàn tay phải nắm lại đánh vào bàn tay trái xòe giả như bề mặt tấm chinh, miệng hát âm thanh của tấm chinh mà mình thủ vai. Cứ thế dòng người đánh chinh đi vòng quanh đống lửa, tay đánh vào tay, miệng hát hết giai điệu bài chinh này đến bài chinh khác" - già Lâm nhớ lại.

Sáng kiến "dùng miệng đánh chinh" không chỉ giúp dân làng đỡ nhớ tiếng chinh mà còn giữ được nét văn hóa đặc sắc của tộc người trong những dịp lễ hội, tạo niềm vui trong những đêm đông giá rét sống ở vùng rừng sâu nước độc. Theo hồi ức của các già làng, sáng kiến "dùng miệng đánh chinh" ấy dần trở thành thói quen của dân làng.

Mỗi lần các anh bộ đội ghé trú quân, không có dàn chinh thì dân làng đem những bài hát đánh chinh vui nhộn ra "thết đãi", qua đó truyền tải thông điệp, bày tỏ lòng yêu mến của đồng bào với những người lính Bok Hồ. Do đó "hát đánh chinh" của người Chơro đã trở thành loại hình sinh hoạt văn hóa biểu diễn ở căn cứ chiến khu Mã Đà vào những năm kháng chiến.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Đức (Hội Dân tộc học TP HCM), chính cách biểu diễn này đã làm vô hiệu hóa các loại máy thu tiếng động của máy bay dịch thả xuống các vùng căn cứ, rừng rậm nhằm phát hiện tiếng động, giữ an toàn cho vùng căn cứ, đem lại niềm vui, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lúc bấy giờ và cũng là vừa tập luyện, giữ gìn giai điệu chinh.

Sau ngày đất nước thống nhất, không còn chịu cảnh giặc giã nữa, đồng bào Chơro ở chiến khu Mã Đà nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung đã tìm lại những bộ chinh quý được chôn trong lòng đất và lưu giữ cẩn thận. Để tiếng chinh không bị mai một giữa nhịp sống cuồn cuộn, các già làng như già Dương, già Lâm... ra sức truyền dạy cho lớp trẻ các bài chinh, những điệu chinh truyền thống của tộc người.

Nhờ vậy mà ngày lại ngày, tiếng chinh Chơro vẫn lặng lẽ tô điểm cho đời sống văn hóa của đồng bào thêm vui và ý nghĩa. Khi chia tay, già Dương tâm đắc nói với tôi rằng chính những năm tháng ác liệt trong chiến tranh đã giúp người Chơro có sáng tạo trong việc "hát đánh chinh". Và chính những nhịp chinh, điệu chinh tâm huyết ấy ngày nay đã trở thành sự kiện lịch sử về cách bảo tồn di sản văn hóa goong-chinh của tộc người.

                                                                                 Theo CAND

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục