Ít có bộ sách lịch sử nào nhận được sự chú ý từ người dân đến các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước như bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến”. Ngay từ khi triển khai thực hiện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo người dân về các thông tin, chi tiết trong bộ sách. Hôm nay, 31-3, bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” chính thức ra mắt bạn đọc cả nước.

 

Bản anh hùng ca đẹp nhất

Trong lời giới thiệu mở đầu bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viết: “…Lịch sử Nam bộ kháng chiến - một công trình khoa học đồ sộ, một bộ chính sử oanh liệt về một miền đất rất giàu truyền thống cách mạng và lịch sử - văn hóa, về một giai đoạn lịch sử hào hùng trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây cũng là bản anh hùng ca đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được cả nước và thế giới biết đến, ca ngợi và ngưỡng mộ… Tôi tin tưởng bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” sẽ là tài liệu quý đối với cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước, nhất là thế hệ trẻ”.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch nước hy vọng nhiều vào bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” như vậy. Từ trước đến nay đã có rất nhiều sách viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Nam bộ, tuy nhiên chỉ cho đến khi bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” do NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật phối hợp cùng với Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” thực hiện được ra mắt bạn đọc, đề tài viết về lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân Nam bộ mới được cho là phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất.

Bộ sách gồm 2 tập, trong đó tập 1 tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam bộ thời kỳ 1945 - 1954. Theo ông Nguyễn Trọng Xuất, một trong 3 người thuộc “nhóm trung tâm” giữ nhiệm vụ chủ biên sau khi ông Trần Bạch Đằng qua đời, việc cuốn sách lấy giai đoạn kháng chiến tính từ năm 1945 là do tuy từ năm 1859 đã có kháng chiến nhưng chỉ từng nhóm lẻ tẻ. Phải đến sau 1945 khi giành độc lập, Pháp trở lại xâm lược ta mới kháng chiến chống Pháp với một chính phủ lãnh đạo toàn diện. Sau đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng thế, cũng toàn dân, toàn diện và trường kỳ đến năm 1975.

Tập 2 của bộ sách tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam trên địa bàn Nam bộ thời kỳ 1954 đến 30-4-1975. Tập sách trình bày rõ những giai đoạn lịch sử của thời kỳ này, bắt đầu từ những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng bảo vệ quyền lợi giành được trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đòi tự do dân chủ, chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dần phát triển lên phong trào Đồng khởi, khởi nghĩa giành chính quyền ở thôn xã, sau đó là thời kỳ chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Tập sách kết thúc với chiến thắng lịch sử 30-4-1975.

Biên niên sử của một vùng đất hào hùng

Công trình “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” là bộ chính sử đồ sộ đầu tiên của Việt Nam về công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân và dân Nam bộ.

Điểm đáng chú ý nhất của bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” chính là tính toàn diện về mặt lịch sử. Bộ sách chính vì thế đã đóng góp cho bạn đọc những tư liệu tham khảo đầy giá trị, giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nhất, chính xác nhất về những gì đã diễn ra. Bộ sách cũng làm rõ nhiều vấn đề của lịch sử như vai trò của Nam bộ trên tổng thể cách mạng cả nước, giá trị đặc biệt của phong trào Đồng khởi… Ngoài 2 tập chính sử, bộ sách còn kèm theo một tập “Biên niên sự kiện lịch sử Nam bộ kháng chiến 1945-1975” và một tập “Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam bộ kháng chiến”. Cả 2 tập sách gồm những chuyên đề chuyên sâu, góp phần làm rõ thêm những sự kiện lịch sử như phong trào nông dân và vấn đề ruộng đất, phong trào cách mạng đô thị, phong trào các dân tộc thiểu số, văn nghệ kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang…

Việc ra mắt bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” là một niềm vui chung đối với tất cả những ai quan tâm đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhưng tiếc thay, khi bộ sách hoàn thành và ra mắt bạn đọc cả nước thì hai nhân vật quan trọng nhất trong việc thực hiện bộ sách là đồng  chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn và đồng chí Trần Bạch Đằng, chủ biên công trình, đều đã ra đi. Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Cuộc kháng chiến ở Nam bộ là vô cùng phong phú về ý nghĩa nhân văn mà các sách vở, tài liệu trước đây chỉ phản ánh được phần nào...”.

Không chỉ đơn thuần là một bộ sách lịch sử, “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” còn mở ra một vấn đề mới. Bộ sách trình bày chi tiết cụ thể một quá khứ gian lao nhưng hào hùng của nhiều thế hệ cha ông. Những thế hệ đó đã sống, chiến đấu, hy sinh trọn vẹn cho Tổ quốc. Nói như ông Nguyễn Trọng Xuất: “Thế hệ chúng tôi đã làm tròn bổn phận của mình rồi, chúng tôi xả thân vì lý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc cho mọi người. Bây giờ nhiệm vụ tới đây, tiếp tục làm tự do và hạnh phúc cho mọi người, câu trả lời phải do chính thế hệ trẻ tìm ra”. Đó là những lời nhắn gửi đến tương lai từ quá khứ mà bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” gửi đến bạn đọc nhất là những người trẻ, tương lai của đất nước.

 

                                                                          Theo SGGP Online

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục