58 họa sĩ Hội Mỹ thuật Hà Nội, 3 họa sĩ và 2 nhiếp ảnh gia người Mỹ cùng hồ hởi bước vào Ngôi nhà nghệ thuật, mang những tác phẩm của mình cùng làm nên cuộc triển lãm Chân dung Hà Nội. Không đơn thuần như những cuộc triển lãm khác: trưng bày, quảng bá thương hiệu cá nhân và bỏ tiền túi (nếu bán được tác phẩm), lần này, họ tình nguyện ủng hộ phần lớn số tiền đó để gửi tặng người dân Nhật Bản đang phải gồng mình trước thảm họa động đất và sóng thần.

Nguồn cảm hứng sáng tạo của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia là các nhạc sĩ, nhà văn, ca sĩ, các họa sĩ nổi tiếng, bạn bè, người thân trong gia đình... Ở đó, ta có thể bắt gặp những khuôn mặt thân quen như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng…, rồi cả những gương mặt người Hà Nội lạ mà như quen. Sơn mài, sơn dầu, màu nước, phấn màu, mực nho, đồng, compozit, sành rồi cả tác phẩm sắp đặt được tạo bởi các ký họa chân dung tạo nên sự độc đáo của cuộc triển lãm Chân dung Hà Nội. Tranh treo trên tường thấy không ít những tên tuổi họa sĩ nổi tiếng Hà thành: Vũ Giáng Hương, Phạm Thị Nghĩa, Nguyễn Viết Hồng Lam, Phạm Kim Bình… Họ cùng  những người bạn nước ngoài như Douglas Jardine, Nacy MacBride, Brad Guarino cùng chung thông điệp mang tính nhân bản sâu sắc: Chúng tôi luôn ở bên nhân dân Nhật Bản.

Họa sĩ Dan đang vẽ chân dung các nhà báo.

Khởi nguồn cho ý tưởng của cuộc triển lãm này là họa sĩ Dan (người Mỹ). Cách đây 7 năm (2004), Dan đến Việt Nam, sống ở Hà Nội 2 tháng rồi trở về Mỹ. “Không hiểu sao tôi thấy rất buồn, nhớ Hà Nội và nghĩ phải quay trở lại nơi này’ – Dan chia sẻ. Thế rồi Dan đã trở lại đây 5 lần. Bây giờ thì thân quen với Hà Nội đến nỗi thung thăng đạp xe giữa lòng Hà Nội chật chội và đông đúc mà Dan lại thấy mình như một nốt nhạc trôi êm ái trong giai điệu của bản nhạc đường phố. Cũng thật lạ, trong khi giao thông Hà Nội là nỗi kinh hoàng của bao du khách nước ngoài thì dưới mắt Dan “người Hà Nội tham gia giao thông rất lịch lãm. Ở Pari, nếu đi sai là bị phàn nàn ngay, nhưng ở Hà Nội không ai trách móc mà người ta lặng lẽ tránh nhau”. Dan bảo, có lẽ tôi là người lãng mạn cổ điển. Nhưng sự lãng mạn làm nên một nhân cách sống và sự lãng mạn cũng làm cho tâm hồn nghệ sĩ trong sáng và nhân ái.

Đến Hà Nội, mỗi lần ra phố, Dan đều cầm theo một tập giấy, ghi lại hình ảnh những người anh gặp và yêu mến. Mỗi ngày Dan vẽ cả chục bức, tới nay cũng đã có tới hơn 2.000 bức ký họa chân dung người Hà Nội. Phảng phất chất lãng du phong trần, Dan như một họa sĩ đường phố. Dan bảo, vẽ chân dung người khác, phần nào đó cũng là vẽ chính mình khi nhìn về Hà Nội. Dan mang những bức ký họa đến gặp bà Nguyễn Nga (Giám đốc Nhà nghệ thuật) với nguyện vọng muốn được trưng bày. Thế là ý tưởng kết nối với các họa sĩ Hà Nội vẽ chân dung người Hà Nội đã hình thành.

Các tác phẩm trong triển lãm.

Khai mạc hôm 1/4, triển lãm sẽ kéo dài trong 10 ngày để những người yêu nghệ thuật đến thưởng thức và cùng sẻ chia tấm lòng với nhân dân Nhật Bản. Trong những ngày triển lãm sẽ có những nghệ sĩ đọc thơ, hát, múa…, sẽ có những họa sĩ vẽ chân dung người xem có nhu cầu sở hữu bức vẽ nghệ thuật hình ảnh của mình. Đây có thể coi là một cuộc chơi vẽ chân dung nhau – điều lâu nay ít thấy ở Việt Nam.             

                                                                          Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục