Phóng viên Báo Hòa Bình điện tử phỏng vấn kỹ sư của Nhà máy xi măng Hòa Bình tại công trường.

Phóng viên Báo Hòa Bình điện tử phỏng vấn kỹ sư của Nhà máy xi măng Hòa Bình tại công trường.

(HBĐT) - Tròn 20 năm tái lập tỉnh cũng là tròn 20 năm Báo Hòa Bình được tái lập. Chặng đường 20 năm qua đã ghi lại nhiều dấu ấn khó quên trên bước đường phát triển của cơ quan Báo Đảng bộ tỉnh.

 

Khi ấy, Báo Hòa Bình được chia tách từ Báo Hà Sơn Bình, trở về với 4 cựu binh là cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh và các nhà báo Bùi ỉnh, Lê Thưởng, Trần Sĩ Thập - những người đặt nền móng xây dựng cơ quan Báo Hòa Bình thời kỳ tái lập. Trước những bộn bề khó khăn chung, sau một thời gian ngắn sắp xếp, ổn định tổ chức, Báo tuyển lớp cán bộ, phóng viên đầu tiên là các cộng tác viên đã thường xuyên gắn bó, cộng tác trước đó như: Đinh ổn, Hà Đức Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Tào Khánh Hưng, Đồng Hưng, Duy ủy, tiếp đến là lớp các cử nhân văn khoa Bùi Văn Tưởng, Đào Thị Thinh, Nguyễn Khánh Vân Trụ sở làm việc được tọa lạc tại số 76 thuộc khu chuyên gia, thường được gọi với cái tên đồi 79. Khu nhà 4 tầng rộng thênh thang vừa là chỗ làm việc, vừa là nơi ăn ở của cán bộ, phóng viên nhưng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí hết sức khó khăn. Cả cơ quan chỉ có 1 chiếc máy chữ, 1 máy ảnh chụp phim đen trắng hiệu Pratica, 1 máy Zenit của Nga. Phương tiện thông tin liên lạc cũng chỉ có 1 máy điện thoại 4 số gọi qua Tổng đài Sông Đà. Ngoài chiếc xe u-oát làm phương tiện phục vụ cho hoạt động công vụ của cơ quan, thì xe đạp và xe khách là phương tiện chủ yếu của phóng viên khi đi cơ sở, mỗi chuyến đi tác nghiệp thường phải mất từ 3 - 5 ngày. Ngày đó, Báo mới chỉ ra 4 trang và phát hành tuần 2 kỳ vào thứ tư và thứ bảy, với số lượng phát hành trên 1.000 tờ/kỳ. Phóng viên sử dụng loại giấy A4 có màu xám đen để viết tin, bài, sau khi nộp Ban biên tập xem được duyệt đăng mới chuyển qua đánh máy chữ. Đều đặn tuần 2 lần, báo được chuyển xuống Hà Nội chế bản và in ấn, một cán bộ được cử theo sát từ khâu sửa mo rát, in ấn đến khi báo ra lò. Sau đó thuê xích lô chở báo ra xe khách đem về Hòa Bình phát hành. Vất vả, khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề, đội ngũ cán bộ, phóng viên đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực hết mình để các số báo, những đứa con tinh thần luôn được phát hành đúng kỳ, kịp thời đưa đến độc giả những thông tin về tình hình KT-XH của tỉnh, phản ánh đời sống, tâm tư của đồng bào, nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Đến nay, Báo Hòa Bình đã có sự phát triển vượt bậc. Từ đồi 79 trụ sở Báo đã được chuyển xuống khu trung tâm  hành chính của tỉnh bên dòng sông Đà, dưới chân Tượng đài Bác Hồ bên công trình thủy điện Hòa Bình. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động nghiệp vụ báo chí không ngừng được nâng cao, hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động báo chí trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tất cả các khâu từ viết tin, bài, chế bản hiện đều đã được số hóa, làm việc trên máy vi tính, điều kiện tác nghiệp hiện nay so với thời kỳ đầu có thể ví như một trời, một vực. Báo phát hành một tuần 4 kỳ vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu và chủ nhật, gồm 8 trang với lượng phát hành mỗi kỳ từ 5.000 - 6.000 tờ, được cung cấp đến tận các chi bộ thôn, xóm, khu dân cư trong toàn tỉnh và trao đổi với các tỉnh bạn trong nước. Luôn chú trọng nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức tạo sự hấp dẫn, thu hút bạn đọc. Từ tháng 3/2011, các trang 1 và 8 Báo Hòa Bình đều được in 4 màu. Đặc biệt, từ cuối tháng 12/2006, Báo Hòa Bình điện tử chính thức được phát hành lên mạng internet trở thành phương tiện truyền thông hữu ích, thông dụng, là cầu nốichuyển tải thông tin phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH của tỉnh đến với cả nước và quốc tế. Số lượng người truy cập hiện đạt trên 32 triệu lượt người thuộc hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Lớp cán bộ thời kỳ đầu đã có người nghỉ hưu, có người chuyển công tác, có người đã mất. Nhiều người đã trưởng thành nắm giữ những trọng trách quan trọng, vị trí chủ chốt trong công tác lãnh đạo. Các lớp thế hệ trẻ tiếp nối đã góp phần xây dựng lực lượng cán bộ, phóng viên ngày càng vững mạnh, có trình độ. Cùng góp sức làm cho tờ báo ngày càng hấp dẫn hơn cả về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả.

 

 

 

                                                                                 Hà Thu

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục