Du khách nước ngoài tham gia các tuor du lịch cộng đồng tại bản Lác, Chiềng Châu.

Du khách nước ngoài tham gia các tuor du lịch cộng đồng tại bản Lác, Chiềng Châu.

(HBĐT) - Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 được triển khai từ tháng 3/2012 với các mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cụ thể: doanh thu từ du lịch đạt trên 12 tỷ đồng/năm, lượng khách du lịch đạt trên 22.000 lượt người/năm, xây dựng 1 xã, 18 xóm, bản thành điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới…

 

Qua một thời gian thực hiện, trên địa bàn từng xã, thị trấn đã từng bước hình thành các mô hình du lịch cộng đồng, sản phẩm, dịch vụ du lịch, đề án đã tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động… tại các điểm du lịch, hạ tầng cơ sở được đầu tư cơ bản, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đề án đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong hoạt động du lịch, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân – đồng chí Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu chia sẻ về hiệu quả của Đề án.

 

Hiện nay, toàn huyện có gần 10 bản, làng phát triển du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa lịch sử… Không phải ngẫu nhiên mà tạp chí Business Insider – Mỹ bình chọn Mai Châu là 1 trong 10 điểm du lịch thú vị nhất châu Á. Thung lũng Mai Châu được nhiều du khách trong và ngoài nước chọn làm điểm đến ưa thích cũng bởi tại đây, du khách có nhiều trải nghiệm thú vị trong sinh hoạt và khám phá. Có thể thực hiện được điều đó là nhờ người dân địa phương đã biết cách làm du lịch. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã biến những sản phẩm may mặc đó thành những món đồ lưu niệm bán cho du khách. Nhờ phát triển du lịch, đời sống của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi đáng kể. Du lịch gần như là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây. Tính riêng 6 tháng đầu năm, Mai Châu đón 5.752 lượt đoàn khách với trên 41.000 lượt khách trong đó, 10.354 khách quốc tế và 30.742 khách nội địa, thu ngân sách nộp Nhà nước trên 8 tỷ đồng. Tại các xã, thị trấn có điểm du lịch, tỷ lệ hộ nghèo thấp so với bình quân toàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo tại thị trấn Mai Châu 3,6%, xã Chiềng Châu 11,6%, xã Xăm Khỏe 10,92%. trong khi đó, toàn huyện 25,8%.

 

Về bản Lác (xã Chiềng Châu), đan xen với cảm giác quen thuộc của những nếp nhà sàn truyền thống là cảm giác ngỡ ngàng trước những đổi thay nơi đây. Tiếp nối con đường nhựa trải dài từ quốc lộ 15 A là những đoạn đường được bê tông hóa trải dài khắp bản. Những con được theo chuẩn nông thôn mới được xây dựng từ nguồn xã hội hóa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Để đáp ứng nhu cầu ăn, ở của du khách, người dân trong bản mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng nhà sàn khang trang với đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, các hộ dân trong bản đều có nhà tiêu hợp vệ sinh và dùng nước sạch sinh hoạt. Cảnh quan môi trường được giữ gìn sạch sẽ nhờ vào ý thức của người dân cũng như du khách. Hiện, trên địa bàn huyện có 75 cơ sở lưu trú tại gia tập trung ở các xã Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu, Xăm Khòe, Piềng Vế, Hang Kia, Nà Mèo, Tân Sơn, Tân Mai và Mai Hịch. Ngoài ra huyện còn có 2 khách sạn, 15 nhà nghỉ tư nhân. Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Mai Châu đã góp phần xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. Số người dân tham gia hoạt động du lịch ngày càng nhiều như làm hướng dẫn khách du lịch, biểu diễn văn nghệ, chế tác đồ lưu niệm… nhiều người dân có thu nhập cao từ hoạt động du lịch.

 

Để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng, đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 đã đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, bồi thường, quy hoạch tập trung nhiều hộ dân tại bản Bước. Cùng với đó có 1 công ty đăng ký thực hiện dự án phát triển du lịch tại xã Nà Phòn và đang chuẩn bị đầu tư theo quy định. Tuy nhiên, theo đồng chí Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND huyện: Để triển khai đề án cần một nguồn vốn rất lớn, chính vì vậy, huyện tiếp tục tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tại gia. Trước mắt đến năm 2014, huyện sẽ đầu tư nâng cấp lại tuyến đường từ quốc lộ 15 A vào bản Lác đến Pom Coọng và một số công trình khác phụ vụ du lịch. Trong thời gian tới, huyện quy hoạch chi tiết về du lịch cộng đồng (quy hoạch tuyến, điểm du lịch); xây dựng quy chế quản lý; tiếp tục triển khai mở thêm các hoạt động du lịch cộng đồng tại một số xã có tiềm năng; đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch cộng đồng cho các hộ làm dịch vụ lưu trú…

 

 

                                                 Hồng Nhung

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục