Nhà văn hóa xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB) vừa khánh thành đầu năm 2013, trị giá 350 triệu đồng, trong đó TPHB hỗ trợ 50 triệu đồng.

Nhà văn hóa xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB) vừa khánh thành đầu năm 2013, trị giá 350 triệu đồng, trong đó TPHB hỗ trợ 50 triệu đồng.

(HBĐT) - Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí liên quan đến ngành Văn hóa là: CSVC văn hóa (tiêu chí 6) và văn hóa (tiêu chí 16). Đến nay, tiêu chí về văn hóa (70% số xóm, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa), toàn tỉnh đã có 79/191 xã đạt nhưng tiêu chí về CSVC văn hóa thì chưa có xã nào đạt. Theo đánh giá, tổng hợp của BCĐ xây dựng NTM tỉnh, đây là 1 trong 6 tiêu chí khó đạt nhất.

 

Tiêu chuẩn này đề ra 2 chỉ tiêu: thứ nhất nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn (diện tích khu đất trung tâm văn hóa, thể thao 1.500 m2, quy mô xây dựng nhà văn hóa đa năng tối thiểu 250 chỗ ngồi, có 4 phòng chức năng, sân bóng đá 90 m x 120 m). Chỉ tiêu thứ hai về nhà văn hóa xóm, bản diện tích 300 m2, hội trường ít nhất 80 chỗ ngồi, có trang thiết bị, sân khấu 25 m2, sân tập thể thao đơn giản từ 200 m2 trở lên, có công trình phụ trợ như nhà để xe, khu vệ sinh, tường rào. Hiện nay, ngay cả trên địa bàn TPHB, tiêu chí số 16 đang là một bài toán khó. Dân Chủ là xã hiện đang dẫn đầu toàn tỉnh về số tiêu chí đạt được trong xây dựng NTM (xã duy nhất đạt 14 tiêu chí). Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Mạnh Cường, tiêu chí về CSVC văn hóa đòi hỏi nhiều nguồn lực nên khó tới đích. Đối với cấp xóm có 4/6 xóm có nhà văn hóa nhưng đều thiếu các công trình phụ trợ. 2 xóm Tân Tiến, Tân Lạc chưa bố trí được quỹ đất. Mọi sinh hoạt cộng đồng ở 2 xóm này đều phải diễn ra tại hộ gia đình trưởng thôn, Bí thư chi bộ, bất tiện cho cả chủ hộ và người dân. Để giải quyết những khó khăn này, xã định hướng đổi đất 5% cho các hộ dân có đủ diện tích theo tiêu chí để xây dựng nhà văn hóa xóm. Khó nhất hiện nay là việc xây dựng nhà văn hóa xã. Xã hiện đã quy hoạch được đất để xây dựng khu thể thao, nhà văn hóa nhưng chưa có nguồn đầu tư. Công trình này không thể huy động được sức dân về tiền nữa vì nhân dân đã ủng hộ xây dựng nhà văn hóa xóm, có nơi mỗi hộ đóng góp 2 triệu đồng xây nhà văn hóa trị giá 350 triệu đồng (thành phố hỗ trợ 50 triệu đồng) như ở xóm Đằm. Không có nhà văn hóa nên khi xã có hội nghị lớn hoặc diễn văn nghệ đều phải hoạt động nhờ tại nhà văn hóa xóm Mát.

 

Đồng chí Nguyễn Công Thành, Trưởng phòng VH-TT TPHB cho biết: Mặc dù đã cố gắng như hỗ trợ xây dựng mỗi nhà văn hóa xóm 50 triệu đồng nhưng đến nay, toàn thành phố mới có 35/55 xóm có công trình này. Song, các nhà văn hóa xóm đều chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định. Đa số đều thiếu trang thiết bị, công trình phụ trợ. Một số nơi, nhà văn hóa tiếp nhận từ các HTX, trường lớp học cũ đã xuống cấp. Trước đây, tỉnh thực hiện đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản nhưng lúc này chưa có bộ tiêu chí quốc gia về NTM nên nhiều nhà văn hóa đã xây xong, chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Trong khi đó có xóm mặc dù chưa có phê duyệt của phòng VH-TT nhưng vẫn tự xây và không đảm bảo theo tiêu chuẩn NTM. Để tháo gỡ những khó khăn này cần quy hoạch diện tích đất, tăng nguồn lực hỗ trợ đầu tư CSVC văn hóa và sự tham gia, ủng hộ của nhân dân.

 

Nếu ở TPHB khó khăn trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa, ở vùng sâu, xa, cao lại thiếu nguồn lực. Đồng chí Ngô Văn Lý, Phó trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL) cho biết: Toàn tỉnh có 72% số xóm bản có nhà văn hóa. Đây là bước tiến, kết quả của đề án “Xây dựng nhà văn hóa xóm bản” được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004 với phương châm nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ. Hệ thống nhà văn hóa đi vào hoạt động phát huy hiệu quả đã khẳng định được vai trò của thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dân cư. Tuy nhiên, so với tiêu chí NTM, gần như tất cả đều chưa đạt. Các trang thiết bị chuyên dùng như bàn ghế, phông màn, trang âm, ánh sáng tại các nhà văn hóa còn thiếu và chưa đồng bộ; diện tích, công trình phụ trợ chưa đủ. 28% xóm, bản chưa có nhà văn hóa tập trung ở vùng sâu, xa, cao và khó huy động được sức dân bởi những nơi này tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Có những xóm đăng ký xây dựng nhà văn hoá nhưng do không đủ khả năng kinh tế đã phải chuyển chỉ tiêu cho xóm khác. Có nơi 2 xóm lại xây chung một nhà văn hóa, trong khi theo tiêu chí NTM là mỗi xóm có 1 nhà văn hóa. Đây thực sự là những chỉ tiêu khó khăn đối với vùng miền núi như tỉnh ta.

 

Để nâng cao tỷ lệ xã đạt tiêu chí về CSVC văn hóa, theo đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, trước hết cần làm tốt công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất; huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân…. Cùng với đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng tình, tham gia ủng hộ của đông đảo nhân dân. Xây dựng nhà văn hóa đáp ứng các tiêu chí NTM góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy KT-XH phát triển. Tuy nhiên, những nội dung về văn hóa không phải chỉ là những con số mà phải là sự cảm nhận, thấy được sự thay đổi đời sống văn hóa ở địa phương. Sự vận động, phát triển của văn hóa cần thời gian dài, hiệu quả chứ không thể một chốc một lát đạt được. Vì vậy, những người làm văn hóa phải bền bỉ, nhiệt huyết.

                                                                                                     

                                                                   Cẩm Lệ

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục