Thầy bói đang xin quẻ để phán cho khách xem.

Thầy bói đang xin quẻ để phán cho khách xem.

(HBĐT) - Như một thông lệ, cứ đầu xuân mọi người lại đua nhau đi xem bói. Có người đơn giản chỉ để giải trí, với những người mê tín hơn cho rằng, xem để biết vận hạn, mong năm mới được suôn sẻ... Cũng chính từ nhu cầu tăng cao đó đã hình thành nên "nghề bói" với nhiều biến tướng khó lường.

 

Một ngày đầu năm, trong vai khách xem bói, chúng tôi có mặt tại nhà "cô Loan", phường Tân Hoà (TP Hoà Bình). Mới mở "phủ" chưa lâu nhưng được tiếng là có "lộc" xem bói nên khách hàng của "cô Loan" ngày càng đông. 8 giờ sáng, khách đã ngồi chật cứng trong gian phòng chờ rộng chưa đến 30 m2 . Thành phần đủ cả: từ công chức Nhà nước, mấy chị "sồn sồn"... đến đám HSSV còn mặc nguyên cả bộ đồng phục. Người đứng tuổi hỏi xem vận hạn, làm ăn ra sao, những người trẻ hơn thì xem duyên số, tình yêu, công danh, sự nghiệp... Khéo léo nắm bắt tâm lý của khách xem, "cô Loan" chỉ nói những điều chung chung, tốt đẹp trong năm mới. Người mong công danh thì "năm nay công việc thuận lợi đấy nhưng cẩn thận kẻo "vạ miệng" nghe chưa? Tí nữa cô cho bùa giải"; người cần xem vận hạn thì "Năm nay không có hạn sát thân nhưng có hạn nhẹ vào những tháng giữa năm, giải đi thì cả năm gia đình mát mẻ nhé!. Cẩn thận chuyện ăn uống kẻo bị ngộ độc, bệnh đường ruột", với người cầu duyên thì "cô có duyên âm phải cắt mới có lấy chồng được, không người đến rồi lại đi, không "đậu" đâu"... Cứ thế, cách nói chung chung ấy khiến khách hàng ai ai cũng hài lòng và rút hầu bao mong cô cho bùa giải, cúng giải hạn hay cắt tiền duyên...

Tuy nhiên, những thầy bói hành nghề theo kiểu "dịch vụ" xuất hiện ngày càng nhiều và chất lượng, đương nhiên là gần như không có. Chị Hương (phường Phương Lâm) cho biết: Năm nào chị cũng đi xem bói vào đầu năm, đã trở thành thói quen mà nếu không đi, chị thấy không yên tâm, “dù sao có kiêng có lành, mình cẩn thận đi xem để giải hạn cũng không mất gì nhiều mà còn bớt suy nghĩ, lo lắng…” Cùng chung cảm nhận với chị Hương, bác Cúc (phường Phương Lâm) chia sẻ: Năm nào bác cũng đi xem bói vào dịp cuối năm, sau đó, đầu năm đi chùa chiền để tích đức và giải hạn cho tất cả những người trong nhà, chỉ có thế bác mới cảm thấy an tâm, cho rằng mọi điều xấu sẽ được hoá giải trong năm mới. Nhu cầu của khách bói là vậy, nên mỗi dịp đầu năm được xem là dịp "kiếm chác" của không ít các thầy bói biến tướng về nhân cách. Bằng nhiều chiêu trò, họ tự thổi danh tiếng của mình. Còn người dân, tâm lý chung là hễ đâu được xem là "linh" thì nô nức kéo đến, tạo cơ hội cho các thầy bói này kiếm bộn tiền.

Không chỉ có thế, việc xem bói vô tội vạ của nhiều người đã làm họ vừa mất thì giờ, mất công sức và cả tiền bạc nữa. Từ đó có thể ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, công việc của họ.

Đơn cử như trường hợp của bà Thìn, một người tin hoàn toàn vào tâm linh, có thể nói bà rất mê tín. Sau khi đi xem bói, được thầy phán năm nay con bà bị tai nạn rất nặng, nếu không giải hạn có thể bị chết trẻ. Bà mất ăn, mất ngủ và mất tới 55 triệu đồng để giải hạn. Hạn đâu chưa thấy nhưng đã thấy bà tổn hao sức khoẻ, tiền bạc khi tin vào những lời bói toán đó.

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", câu ca đã thể hiện phần nào tầm quan trọng của yếu tố tâm linh trong đời sống của mỗi người Việt. Xã hội phát triển tỷ lệ thuận với việc người dân ngày càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, tín ngưỡng cũng cần phải thực hiện một cách có văn hoá, tránh những hậu quả tiêu cực không đáng có với bản thân, gia đình của chính mình.

                                                                          

                                                               Trần Thu Thảo (SVTT)

 

     

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục