Mưa giăng trắng chiều, phố nghiêng nghiêng. Con đạp xe đến thăm cô. Quãng đường hơn 10 km như dài hơn bởi cơn mưa bất chợt. Những hạt mưa nhảy nhót trên vỉa hè khẽ đậu lên vai ướt lạnh. Đã mấy năm rồi kể từ ngày con rời mái trường thân yêu soi bóng bên dòng sông chở nặng phù sa, cũng đã mấy năm rồi con xa cô! Lòng con háo hức như thuở lên 5, 6 trước những chuyến đi xa!

 

Cô ra đón con từ cổng, ánh mắt lấp lánh niềm vui khi đón học trò cũ trong vòng tay ấm áp! Bàn tay gầy gầy, xương xương của cô nắm lấy tay con, nụ cười hiền hậu không lúc nào tắt trên môi. Căn nhà tập thể 10 m2 chật hẹp, tường đã loang lổ vết thời gian bong tróc từng lớp vôi vữa. Cánh cửa sổ tồi tàn vẽ những khung sáng loang lổ. Sao dạo này con gầy thế? ốm à? Phải ăn uống đầy đủ nhé!  Vẫn câu nói ấy, mỗi lần gặp con cô thường hỏi. Khoé mắt con long lanh. Cô âu yếm hỏi han việc học hành, cuộc sống xa nhà có vất vả không con? Cô giúi vào tay con chiếc bánh quy sữa: “Cô nhớ con thích ăn bánh lắm, đúng không! Bánh ngon lắm, ăn đi con!  Cô gầy, xanh xao hơn nhưng vẫn luôn miệng: “Cô khoẻ, con đừng lo cho cô”!  Cơn mưa ngớt dần và những vạt nắng cuối chiều chợt ửng lên rực rỡ. Hai cô, trò ngồi bên ban công ngắm những chậu xương rồng lác đác vài chùm hoa li ti, phơn phớt hồng trong nắng. Ly cà phê toả hương kỷ niệm. Con thấy lòng ấm áp lạ! Những cánh gió mỏng tang khẽ đậu bên hiên gọi về mùa nhớ mênh mang:

 “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

 Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền

Cô và mẹ là hai cô giáo

Mẹ và cô vẫn hai mẹ hiền”.

(Cô và mẹ - Phạm Tuyên)

Con thuộc lòng bài hát ấy từ thuở lên 5 nhưng chỉ có lúc này, khi ngồi bên cô con mới thấm thía hết cái tình ấp ủ trong từng ca từ ấy. Con - đứa trẻ nhút nhát chẳng bao giờ dám hát trước ai - đã hát cho cô nghe bài hát tuổi thơ trong trẻo ấy bằng cái giọng khàn khàn. ánh mắt cô xa xăm. Có lẽ cô đang nhớ về những tháng ngày còn đứng trên bục giảng rồi cô kể con nghe những câu chuyện ngày xưa cô đã kể bao lần mà con nghe không biết chán! Giàn hoa giấy nhà kế bên cũng như lặng đi trong giọng kể trầm ấm của cô!

 Con thấy lòng phẳng lặng! Căn nhà tập thể chật hẹp, tuềnh toàng nhưng dường như cách biệt với nhịp sống ồn ã, xô bồ ngoài kia hay chính cô đã cho con ngọn gió bình yên, xoa dịu cái bỏng rát của lo âu, toan tính.

Bóng tối đang đan dần vào khô gầy cành cây lơ thơ vài chiếc lá bàng đỏ ối. Con vội vã chia tay cô. Cô tiễn con ra cửa và không quên dặn dò: “Nhớ ăn uống đầy đủ nhé con! ánh mắt cô dõi theo bóng con khuất dần sau lan can cầu thang. Con bước hai bậc một, vừa bước, vừa lẩm nhẩm hát: “Mẹ và cô vẫn hai mẹ hiền”. Lòng thênh thang niềm vui. Hình như vạt nắng chiều toả hương.

 

 

 

                                Tản văn của Đào Mạnh Long

   (Xóm 1, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)

 

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục