Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà chức trách Myanmar cho biết, hơn 50 nghìn người tại miền trung nước này đã phải sơ tán sau vụ vỡ đập sáng 29-8, gây ngập lụt tại các thị trấn, làng mạc lân cận và khiến một tuyến đường cao tốc phải đóng cửa.


 

Binh sĩ di dời người dân sau khi huyện Swar bị ngập do vụ vỡ đập ngày 29-8. (Ảnh: Reuters)

Theo một quan chức của Cơ quan quản lý thiên tai Myanmar, nhiều người dân, trong đó có những người chưa bị ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng ngập lụt, đã quyết định di dời tới nơi an toàn do lo sợ mực nước có thể dâng cao. Trong khi đó, một quan chức của Cơ quan Cứu tế và tái định cư Myanmar cho hay, có tất cả 12 nghìn hộ gia đình, tương đương 54 nghìn người, đã sơ tán.

Sau khi đập Swar bị vỡ vào lúc 5 giờ 30 phút, Cơ quan phòng cháy chữa cháy Myanmar đã khẩn trương huy động lực lượng tới hiện trường để khắc phục hậu quả. "Đập tràn của đập Swar bị vỡ và gây ngập lụt tại hai ngôi làng gần tuyến đường cao tốc”, cơ quan này cho biết trên tài khoản Facebook của mình.

Những hình ảnh đăng tải trên Facebook cho thấy, các binh sĩ Myanmar đang di dời người dân bằng những chiếc bè làm bằng tre và thuyền kayak. Người phát ngôn Chính phủ Myanmar Zaw Htay cho biết, chưa có thông báo về trường hợp thương vong nào tính đến đầu giờ chiều cùng ngày.

Giới chức địa phương đã báo cáo vụ việc lên Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing và Phó Tổng thống Henry Van Thio.

Theo Bộ Nông Nghiệp và Thủy lợi Myanmar, đập Swar được xây dựng trên con lạch cùng tên vào năm 2004 và có thể cung cấp nước cho hơn 81 triệu m2 đất nông nghiệp.

Mùa mưa năm nay tại Myanmar đã gây ngập lụt trên diện rộng, khiến hơn 100 nghìn người phải di dời và 11 người thiệt mạng trong tháng 7 vừa qua.

Giới chức Myanmar đã yêu cầu đóng cửa cầu đường bộ Yangon-Mandalay sau vụ vỡ đập Swar, ngày 29-8. (Ảnh: Facebook/Cơ quan phòng cháy chữa cháy Myanmar/Channelnewsasia)

                                                                            Theo Nhân dân

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục