Ngày 13-5, một ngày sau khi được Nữ Hoàng Ðệ nhị bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Anh, Thủ tướng Ða-vít Ca-mê-rôn, Chủ tịch đảng Bảo thủ (đảng Tory), đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ liên hiệp.

 
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, ông Ních Cléc làm Phó Thủ tướng. Trong số 30 thành viên Chính phủ liên hiệp, có bốn phụ nữ; đảng Bảo thủ có  25 người nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt,  đảng Dân chủ Tự do có năm người. Một số thành viên chủ chốt trong Chính phủ mới: ông Gioóc-giơ Ô-xbon làm Bộ trưởng Tài chính, ông Uy-liêm Ha-gơ làm Bộ  trưởng Ngoại giao, ông Li-am Phoóc làm Bộ trưởng Quốc phòng.


Thủ tướng Anh Ð.Ca-mê-rôn, sinh ngày 9-10-1966 trong một gia đình giàu có tại Thủ đô Luân Ðôn, là Thủ tướng Anh trẻ tuổi nhất trong gần 200 năm nay. Ông học phổ thông tại trường tư danh tiếng và tốt nghiệp Ðại học Ô-xpho với bằng ưu ngành triết học, chính trị và kinh tế học; năm 1988 bắt đầu hoạt động chính trị: làm việc tại Phòng nghiên cứu chính sách của đảng Bảo thủ, cố vấn cho một số bộ trưởng, làm kinh doanh trong ngành truyền thông. Năm 2003, ông được bầu làm Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ và tại đại hội đảng này  tháng 12- 2005 trở thành Chủ tịch đảng Bảo thủ. Trong chiến dịch vận động tranh cử, đảng Bảo thủ của ông nêu khẩu hiệu "Hãy bỏ phiếu cho sự thay đổi".


Ðảng Bảo thủ giành được nhiều ghế nhất tại cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn, nhưng không đủ đa số để đứng ra thành lập chính phủ mới. Ðảng Bảo thủ phải liên minh với đảng Tự do để thành lập Chính phủ liên hiệp, Chính phủ liên hiệp đầu tiên tại Anh trong  65 năm nay.  Thủ tướng mới  cam kết thay đổi cách điều hành hoạt động của Chính phủ, đã quyết định thành lập Hội đồng An ninh quốc gia để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề cấp bách nhất, một cơ chế theo kiểu Mỹ.


Tại phiên họp thứ nhất của Chính phủ, Thủ tướng Ð.Ca-mê-rôn cho biết, ông đặt mục tiêu thành lập "liên minh đúng đắn và toàn diện" với đảng Dân chủ Tự do để xây dựng một "Chính phủ vững mạnh và ổn định". Ông Ð.Ca-mê-rôn cam kết cùng Phó Thủ tướng N.Cléc sẽ nỗ lực "gạt bỏ những bất đồng, cùng nhau nỗ lực vì mục đích chung và lợi ích của đất nước", sẽ giải quyết "những vấn đề cấp bách" của đất nước như thâm hụt ngân sách, các vấn đề xã hội  nghiêm trọng và cải cách hệ thống chính trị. Hai chủ đề chính được bàn thảo sâu rộng tại phiên họp này là hoạt động của nền kinh tế đất nước và tình hình  chiến sự tại Áp-ga-ni-xtan. Nhận xét về Chính phủ liên hiệp, tạp chí của Anh Nhà kinh tế cho rằng, hai thách thức lớn đối với Chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Ca-mê-rôn là tài chính và cải cách chính trị.


Về đối nội, Chính phủ liên hiệp ưu tiên giải quyết vấn đề lạm phát và thâm hụt ngân sách lên tới 156,1 tỷ bảng, bằng 11,1% GDP, với biện pháp là  tiết kiệm chi tiêu của Chính phủ, cắt giảm tới 6,25 tỷ bảng trong năm nay. Bộ trưởng Tài chính Anh Gioóc-giơ Ô-xbon ngày 24-5 cho biết, trong số tiền bị cắt giảm có gần hai tỷ bảng chi cho các chương trình phát triển công nghệ thông tin và bất động sản, và hơn một tỷ bảng cho các khoản chi tiêu không cố định như tư vấn, chi phí đi lại như: ta-xi, máy bay và chỗ ở tại khách sạn... Chính phủ dự kiến sẽ cắt giảm từ 300 nghìn  đến 700 nghìn việc làm trong khu vực công trong vòng vài năm tới. Các thành viên đã nhất trí cắt giảm 5% tiền lương của tất cả các thành viên Chính phủ.


Chính phủ mới tiếp tục chính sách hợp tác chặt chẽ với Mỹ, quyết định cử Bộ trưởng Ngoại giao Uy-liêm Ha-gơ thăm Mỹ ngày 14-5, sau khi Tổng thống Mỹ mời Thủ tướng Ð.Ca-mê-rôn thăm Oa-sinh-tơn vào tháng 7 tới. Ông Ca-mê-rôn tuyên bố tăng cường hợp tác và đoàn kết của EU, nhưng chưa có chủ trương gia nhập Khối  các nước sử dụng đồng tiền chung ơ-rô. Ông  Ca-mê-rôn đã đi thăm chính thức  Pháp và Ðức, có cuộc gặp Tổng thống  N. Xác-cô-di và Thủ tướng A.Méc-ken. Khách nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Ð.Ca-mê-rôn là Tổng thống Áp-ga-ni-xtan H.Ca-dai, nơi Anh  có 9.500 binh sĩ trong lực lượng NATO đang đồn trú.
 
 
 
                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục