Khoảng cách giàu nghèo đang được xem là nhân tố gây nên bất ổn xã hội ở Trung Quốc.

Khoảng cách giàu nghèo đang được xem là nhân tố gây nên bất ổn xã hội ở Trung Quốc.

Khoảng cách giàu nghèo chưa bao giờ lại lớn đến như thế! Tân Hoa xã báo động. Cách biệt giữa người giàu và người nghèo tại Trung Quốc đang tiến gần mức nguy hiểm “không thể chịu đựng nổi nữa!”.

Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị của hệ số Gini, vốn được sử dụng để đo khoảng cách này (hệ số này là từ 0 đến 1, trong đó 0 là bình đẳng hoàn toàn, còn 1 là bất bình đẳng hoàn toàn), nhưng giới đại học thường thừa nhận con số 0,47 do Ngân hàng Thế giới đưa ra. Thường Tu Trạch, giáo sư Viện Nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc, nhận định: “Sau mười năm vượt ngưỡng 0,4 - mức thường được xem là báo động trên bình diện thế giới, hệ số Gini của chúng ta cứ tiếp tục tăng qua các năm, và giờ cách biệt giàu nghèo đã vượt qua ngưỡng phải lẽ rồi”.

Cách biệt đến 128 lần

Theo Tô Hải Nam - giám đốc Viện Nghiên cứu tiền lương thuộc Bộ Lao động, hố cách biệt về thu nhập có xu hướng đào sâu hơn ở tất cả các cấp độ. Thu nhập của thị dân hiện cao hơn gấp 3,3 lần so với thu nhập của nông dân, trong khi quan hệ này trên thế giới tối đa chỉ hai lần. Khoảng cách về tiền lương cũng rất lớn giữa các ngành nghề với mức lương cao nhất gấp 15 lần so với mức lương thấp nhất.

Cuối cùng, cách biệt cũng còn bị đào sâu nhanh chóng giữa các nhóm xã hội. Các quan chức cao cấp trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực chứng khoán thu nhập gấp khoảng 18 lần so với nhân viên của chính các doanh nghiệp này, và gấp 128 lần so với mức lương trung bình ở Trung Quốc. Lý Thế, người phụ trách Trung tâm Nghiên cứu về phân phối thu nhập và sự nghèo đói tại Trường Sư phạm Bắc Kinh, đã tham gia bốn cuộc điều tra lớn về thu nhập của các hộ gia đình từ những năm 1980. Theo ông, cách biệt giữa 10% người có thu nhập cao nhất và 10% người có thu nhập thấp nhất ngày càng bị đào sâu, từ 1-7,3 vào năm 1988 thành 1-23 vào năm 2007!

“Các thống kê cho thấy thu nhập có tăng lên trong những năm qua, cả ở những hộ giàu lẫn hộ nghèo. Thế nhưng nếu xem xét cách thức tiêu dùng sẽ nhận ra phần lớn chi tiêu của các hộ nghèo là cho lương thực và các sản phẩm thiết yếu, những thứ bị tác động nặng nề nhất của nạn lạm phát. Do vậy, cách biệt trong phân phối thu nhập biểu hiện một xu hướng tăng lên hết sức nguy hiểm” - Đường Tuấn thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách xã hội Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định.

Đất đai, hầm mỏ, chứng khoán... sinh lợi

Một số chuyên gia cho rằng những năm gần đây các ngành kinh doanh đất đai, khai thác mỏ và chứng khoán đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho việc làm giàu nhanh, nhưng cũng là ba nhân tố chính làm cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu sắc ở Trung Quốc. Những ngành nghề này đã giúp một bộ phận nhỏ người Trung Quốc trở thành tỉ phú chỉ sau một đêm. Chẳng thế mà trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc do tạp chí Forbes 2009 xếp hạng, trong 400 người đứng đầu thì hết 154 người là nhà đầu tư bất động sản và năm trong 10 người đầu bảng cũng là từ lĩnh vực bất động sản.

Các chủ đầu tư mua đất của nông dân với giá rẻ mạt, xây nhà và bán lại với giá cao ngất ngưởng. Một phần chênh lệch giữa giá mua đất và giá bán nhà chảy vào nguồn ngân sách địa phương, nhưng phần lớn trở thành tài sản của các nhà đầu tư - ông Đường Tuấn phân tích.

Nhóm người kiểm soát các hầm khai thác mỏ cũng phất lên giàu sụ. Ở huyện Tả Vân, tỉnh Sơn Tây có đến hàng trăm tỉ phú hầm mỏ. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của một nông dân địa phương thấp hơn mức trung bình của Trung Quốc. “Sự phân bố nguồn tài nguyên không đồng đều đã góp phần nới rộng chênh lệch giàu nghèo ở các vùng miền” - ông Thường Tu Trạch đánh giá. Các ông chủ hầm mỏ giàu lên trong tích tắc là do thuế đánh trên các nguồn tài nguyên thấp, giá khai thác thấp, phí môi trường hầu như bằng không.

Cuối cùng là thị trường chứng khoán. Người giàu có tiền đầu cơ thì càng giàu thêm, còn người nghèo thì càng nghèo.

“Nếu khoảng cách này cứ càng lớn hơn nữa thì hậu quả sẽ cực kỳ khủng khiếp” - ông Dương Nghi Dũng, giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội Trung Quốc, báo động.

                                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục