Nhật dự kiến sẽ ngừng bơm nước nhiễm xạ từ nhà máy điện Fukushima I ra biển vào ngày hôm nay, một ngày sau khi Trung Quốc bày tỏ lo ngại về việc này.

 


Một chiếc sà lan của quân đội Mỹ chở nước ngọt tới nhà máy Fukushima I.

 

“Việc tháo sạch nước nhiễm xạ thấp ở trong các bể chứa dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày mai”, quan chức Công ty điện lực Tokyo (Tepco) cho biết vào cuối ngày hôm qua.

 

Tepco hiện đang vật lộn để chống chế cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm họa Chernobyl. Các kỹ sư tại nhà máy phải bơm nước biển nhiễm xạ thấp, nước trước đó dùng để làm mát các thanh nhiên liệu đã quá nóng, trở lại biển trong suốt 5 ngày qua, do thiếu chỗ chứa nước nhiễm xạ cao hơn.

 

Trung Quốc cho hay họ sẽ giám sát chặt hoạt động ứng cứu nhà máy của Nhật và yêu cầu Tokyo cung cấp thông tin nhanh, chính xác về cuộc khủng hoảng.

 

“Chúng tôi hi vọng Nhật sẽ hành động theo luật quốc tế và áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cho hay.

 

Kể từ giữa tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã phát hiện 10 trường hợp tàu, máy bay, hàng hóa xuất phát từ Nhật có lượng phóng xạ cao bất thường.

 

Phóng xạ cũng được tìm thấy ở rau bina tại 3 tỉnh của Trung Quốc và Tân Hoa xã cho hay họ tìm thấy phóng xạ ở 22 tỉnh trong cả nước.

 

Nhật cũng phải đối mặt với nhiều lời kêu gọi vực lại nền kinh tế bị thảm họa tàn phá nặng nề, tránh gây tác động mạnh tới kinh tế toàn cầu.

 

Trận siêu động đất/sóng thần đã khiến 28.000 người thiệt mạng hoặc mất tích và làm hư hại 6 lò phản ứng hạt nhân tại bắc Tokyo.

 

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này hiện đang trong “tình trạng rất xấu”, chính phủ Nhật hôm qua cho biết.  Thiệt hại kinh tế do trận siêu động đất/sóng thần gây ra ước tính lên tới hơn 300 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay đối với một thảm họa tự nhiên.

 

                                                                                   Theo DanTri

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục