Hôm qua, hàng chục nghìn người tụ tập ở trung tâm thủ đô Tokyo, kêu gọi chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân sau thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Tokyo hôm 19-9
Hàng chục nghìn người biểu tình ở Tokyo hôm 19-9. Ảnh: Koji Sasahara

Vụ xuống đường phản đối có quy mô lớn nhất kể từ khi nhà máy Fukushima rò rỉ phóng xạ sau trận động đất, sóng thần hồi tháng 3. Các nhà tổ chức nói rằng, 60.000 người tham gia biểu tình. Theo cảnh sát Tokyo, con số này vào khoảng 20.000.

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, nhưng những người biểu tình cho rằng thế vẫn chưa đủ. “Chúng tôi muốn chính phủ nói rõ khi nào họ ngừng sử dụng điện hạt nhân để tất cả chúng tôi có thể yên tâm và tích cực làm việc, sử dụng năng lượng tái tạo”, Yasunari Fujimoto, người lãnh đạo vụ xuống đường phản đối, nói.

Tân Bộ trưởng Công nghiệp của Nhật Bản nói rằng, sự phản đối của dân chúng khiến việc tái kích hoạt lò phản ứng thứ hai của nhà máy Fukushima gặp khó khăn, dù lò này bị hỏng nhẹ hơn nhiều so với lò chính. Mùa hè năm nay, Nhật Bản thiếu điện trầm trọng vì hơn 30 trong tổng số 54 lò phản ứng hạt nhân phải tạm dừng hoạt động để kiểm tra.

Để các lò phản ứng của nhà máy Fukushima hoạt động trở lại cần có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Sau khi nhà máy rò rỉ phóng xạ, sự cố hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ Chernobyl, khoảng 100.000 người ở tỉnh Fukushima buộc phải đi sơ tán. Hàm lượng phóng xạ cao được phát hiện ở trong nước, cá, rau, quả… ở nhiều khu vực.

Tháng này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nói rằng, các lò phản ứng của nhà máy Fukushima “về cơ bản là ổn định”; chúng sẽ được kiểm soát vào đầu năm tới theo kế hoạch.

Trước sự cố Fukushima, 30% sản lượng điện ở Nhật Bản đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Theo các chuyên gia năng lượng, vì nghèo tài nguyên nên Nhật Bản sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển những nguồn năng lượng thay thế.

Theo kết quả khảo sát 1.000 người lớn do công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu GkF và hãng tin Mỹ AP thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8, 55% người Nhật Bản muốn giảm số lò phản ứng ở nước này, 35% muốn giữ nguyên, 4% muốn tăng và 3% muốn loại bỏ hoàn toàn.

 

                                                           Theo TienPhong

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục