Các nhà hoạt động Trung Quốc tại Thái Lan cũng đồng loạt biểu tình phản đối Nhật. Ảnh: Reuters

Các nhà hoạt động Trung Quốc tại Thái Lan cũng đồng loạt biểu tình phản đối Nhật. Ảnh: Reuters

Tân Hoa xã đưa tin biểu tình nổ ra ở một số thành phố ở Trung Quốc trong ngày 11-9 nhằm phản đối Nhật Bản mua quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

 
Theo đó, các cuộc biểu tình đã đồng loạt diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Sơn Đông.
Hơn 10 người biểu tình tập trung tại Đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh sáng 11-9 giương các biểu ngữ “Quần đảo Điếu ngư là lãnh thổ Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc đã lập hàng rào cảnh sát vây quanh Đại sứ quán từ sáng sớm.

Sáng cùng ngày, người biểu tình ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông cũng tập trung ngoài lãnh sự quán Nhật, hô lớn những khẩu hiệu như: “Bảo vệ Điếu Ngư”.

Khoảng 200 người ở Uy Hải (Sơn Đông) diễu hãnh trên đường phố vào khoảng 10 giờ 40, mang theo các banner ghi khẩu hiệu phản đối Nhật Bản như: “Điếu Ngư thuộc về chúng tôi!”, và “Tẩy chay Nhật Bản”. Nhóm diễu hành giải tán lúc 11 giờ 30.

Các quan chức Trung Quốc khẳng định các cuộc biểu tình đều không có xuất hiện các hành vi bạo lực đáng tiếc.
 
Chính phủ Nhật Bản hôm 11-9 đã ký hợp đồng mua 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku với chủ sở hữu tư nhân bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Đài Loan. Hợp đồng được ký kết sau quyết định của Chính phủ Nhật Bản tại cuộc họp nội các trước đó về việc chi 2,05 tỉ yen từ quỹ dự phòng để mua đảo. Với hợp đồng mới này, Chính phủ Nhật Bản đã sở hữu 4 trong số 5 đảo chính của Senkaku, đồng thời tiếp tục thuê đảo còn lại.

Trước đó, ngày 10-9, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đến trụ sở Bộ Ngoại giao nước này để phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản công bố kế hoạch quốc hữu hóa một phần quần đảo Điếu Ngư.
 
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 11-9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản rút lại quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp.
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi Nhật Bản rút lại "biện pháp sai lầm" này và trở lại đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp.
 
Cùng ngày, Tân Hoa Xã đưa tin 2 tàu hải giám nước này đã đến vùng biển xung quanh quần đảo mà nước này gọi là Điếu Ngư để “khẳng định chủ quyền”.

Trong một diễn biến liên quan, Đài Loan đã cho triệu hồi đại diện tại Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp mà cả Đài Bắc và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Hoa Đông.
 
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Đài Loan Dương Tiến Thiêm khẳng định: "Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư Đài (Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc Đại lục gọi là Điếu Ngư). Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ Chúng tôi hối thúc mạnh mẽ Chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định trên".
 
 
                                                         Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục