Các chuyên gia Malaysia tại hiện trường MH17 (ảnh: RIAN).

Các chuyên gia Malaysia tại hiện trường MH17 (ảnh: RIAN).

Theo báo cáo ban đầu của Ủy ban an toàn bay Hà Lan (OVV) về vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chiếc máy bay này đã “bị xuyên thủng bởi nhiều vật thể mang năng lượng cao” rồi “bị vỡ thành nhiều mảnh ở trên không”.

 

Bản báo cáo được OVV công bố trên website của mình vào lúc 8 giờ GMT (tức 15 giờ ngày 9-9) cũng khẳng định “không có dấu hiệu chiếc máy bay MH17 bị rơi vỡ do lỗi kỹ thuật hay do lỗi của phi hành đoàn”.

Bản báo cáo viết: "Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vỡ tan trên không có thể là hệ quả của việc hư hại cấu trúc, do một số lượng lớn vật thể mang năng lượng lớn đã xâm nhập vào chiếc máy bay từ bên ngoài”.

Theo bản báo cáo, phân tích ghi âm buồng lái, dữ liệu chuyến bay và dữ liệu kiểm soát không lưu cho thấy chiếc máy bay vẫn trong lộ trình bình thường cho đến khi bị rơi vỡ, và không có dấu hiệu của bất kỳ lỗi kỹ thuật nào hay có tin báo tình huống khẩn cấp.

Các chuyên gia cũng thông báo, cần có các phân tích sâu hơn để giải thích nguyên nhân của vụ rơi máy bay trên lãnh thổ miền đông Ucraina này.

Ủy ban an toàn bay Hà Lan sẽ gửi báo cáo ban đầu này tới các quốc gia tham gia vụ điều tra, bao gồm Malaysia, Ucraina, Hà Lan, Anh, Mỹ và Australia.

Chuyến bay xấu số MH17 của hãng hàng không Malaysia trên lộ trình từ Amsterdam về Kuala Lumpur đã bị rơi vỡ hôm 17-7 tại khu vực Donetsk, Ucraina nơi đang xảy ra giao tranh giữa chính phủ và những người ủng hộ liên bang hóa, cướp đi sinh mạng của 298 người. Cho đến nay, nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn còn là một ẩn số trong khi các bên tham gia chiến sự không ngừng đổ lỗi cho nhau “bắn rơi” máy bay.

 

                                                                            Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục