Ngoài việc xét tuyển theo học bạ và điểm thi trung học phổ thông quốc gia, nhiều trường công bố áp dụng thêm các hình thức tuyển sinh mới trong năm 2019.


Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Xét tuyển thí sinh thi Đường lên đỉnh Olympia

Mùa tuyển sinh năm 2019, Đại học Kinh tế quốc dân áp dụng ba phương thức tuyển sinh, gồm xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển kết hợp. 

Trong đó, phương thức xét tuyển kết hợp là điểm mới trong công tác tuyển sinh của trường năm nay. Hồ sơ dự tuyển sẽ được nhận tại trường từ ngày 2/5 đến ngày 15/7, áp dụng cho hai đối tượng. 

Đối tượng một là thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài Truyền hình Việt Nam và có tổng điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 của ba môn bất kỳ (trong đó có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên). 

Đối tượng hai là thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên hoặc TOEFL IBT 90 trở lên; đồng thời, có tổng điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 của môn Toán và một môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Năm 2019, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh thêm 7 chương trình mới học bằng tiếng Anh, gồm: Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, Quản trị khách sạn quốc tế, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số, Quản trị chất lượng và Đổi mới. Các chương trình được xây dựng theo hướng liên thông quốc tế, tích hợp liên ngành, phù hợp với thời đại công nghệ số. Bên cạnh đó, nhà trường vẫn duy trì tuyển sinh 2 chương trình đặc thù đào tạo bằng tiếng Anh (được thực hiện từ năm 2017 và 2018) là Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế và Quản trị điều hành thông minh.

Kết hợp chứng chỉ quốc tế và học bạ

Điểm mới đáng chú ý nhất trong tuyển sinh đại học năm 2019 là bổ sung phương thức tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập ba năm trung học phổ thông. Phương thức tuyển sinh này sẽ được trường triển khai từ tháng Năm và dành riêng cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên tốt nghiệp năm 2019. 

Cụ thể, đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh tham gia phương thức xét tuyển này là học sinh các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn và ngoại ngữ. Học sinh phải có điểm trung bình chung học tập của ba năm cấp ba từ 8 điểm trở lên, trong đó có điểm trung bình chung học tập của hai môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 8,5 điểm trở lên. Học sinh cũng phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS từ 6,5 (academic) trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên.

Đối với chương trình thuộc ngành ngôn ngữ, chuyên ngành ngôn ngữ thương mại, điều kiện để tham gia xét tuyển là học sinh có điểm trung bình học tập ba năm cấp ba từ loại khá trở lên. Ngoài ra, học sinh phỉa có các chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu cụ thể của từng ngành đào tạo.

Ngoài phương thức mới này, Đại học Ngoại thương vẫn tuyển sinh theo ba phương thức đã được áp dụng từ năm 2018 là tuyển thẳng; sử dụng kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia 2019; kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.

Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế

Năm 2019, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lần đầu tiên áp dụng xét tuyển thí sinh có các chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, BI, A-level... đạt danh hiệu học sinh giỏi trong các năm ở trung học phổ thông và có hạnh kiểm tốt.

Trường vẫn tiếp tục sử dụng bốn phương thức tuyển sinh đã được áp dụng từ năm 2018, gồm: xét tuyển thẳng theo quy chế, xét tuyển dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia, dựa trên điểm bài thi đánh giá năng lực do Đại học này tổ chức và theo quy chế ưu tiên dành riêng cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên, 100 trường trung học phổ thông có điểm trung bình thi trung học phổ thông quốc gia cao nhất cả nước. Như vậy, năm 2019, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tới 5 phương thức tuyển sinh khái nhau.

Việc tuyển sinh theo các chứng chỉ SAT, A-level đã được Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng từ năm 2018. Năm 2019, Đại học này vẫn tiếp tục xét tuyển thí sinh có các chứng chỉ trên với các yêu cầu cụ thể. Theo đó, thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) có kết quả ba môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn với mức điểm tối thiểu mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60). Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1.100/1.600 hoặc 1.450/2.400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi).

Ngoài ra, năm 2019, Đại học Quốc gia Hà Nội bổ sung xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học sẽ phải công khai phương thức tuyển sinh, ngành nghề và chỉ tiêu đào tạo, mức học phí... . Thí sinh có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về ngành học, trường mình quan tâm trên cổng thông tin điện tử của trường./.

               TheoVietnamplus

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục