Sáng 5/9, hơn 24 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước khai giảng năm học mới 2019-2020. Trong ngày khai giảng, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dự lễ khai giảng, chung vui cùng học sinh, sinh viên trên toàn quốc.


Hơn 24 triệu học sinh, sinh viên khai giảng năm học mới 2019-2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng ở các trường được tổ chức ngắn gọn, đảm bảo trang nghiêm và hướng đến học sinh. Các hoạt động trong phần lễ gồm: Chào cờ, hát Quốc ca; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; đọc thư của Chủ tịch nước nhân ngày khai giảng và đánh trống khai trường. Ở phần hội, các trường tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi vui tươi để ngày khai giảng thực sự mở đầu cho một năm học với những cảm xúc thiêng liêng và tràn đầy hứng khởi.

Đặc biệt, thực hiện phong trào "nói không với rác thải nhựa", hầu hết các trường học trên cả nước không sử dụng bóng bay trong lễ khai giảng như mọi năm nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức về bảo vệ môi trường. Đồng thời, nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đa số các trường thực hiện việc giáo viên, học sinh hát Quốc ca, không sử dụng băng hát sẵn; chú trọng phần đón học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10).

Trước ngày khai giảng năm nay, một số trường học trên cả nước bị thiệt hại nặng nề sau các đợt mưa lũ, ngập lụt. Hiện tại, việc khắc phục hậu quả thực sự còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương đã cố gắng, nỗ lực để học sinh có ngày khai giảng đúng lịch.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trong điều kiện thời tiết có nhiều bất lợi, nhiều địa phương bị lũ lụt và chia cắt, 173 trường học trên địa bàn sẽ hoãn tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020 trong ngày 5/9.

Tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, một số trường , các huyện miền núi hoãn tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5/9, các huyện đồng bằng tổ chức khai giảng năm học mới theo lịch đã bố trí nếu đảm bảo an toàn. 

Theo dự báo quy mô học sinh năm học 2019-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục Mầm non có hơn 5,5 triệu học sinh (nhà trẻ có 932 nghìn và mẫu giáo có hơn 4,5 triệu học sinh); giáo dục Phổ thông có hơn 17 triệu học sinh (Tiểu học hơn 8,6 triệu; Trung học cơ sở hơn 5,5 triệu; Trung học phổ thông gần 2,6 triệu); Đại học (chính quy) có hơn 1,5 triệu sinh viên.

Năm học mới, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020; khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục – đào tạo mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc.

Trong đó, giáo dục mầm non đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng.

Giáo dục phổ thông tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo dục đại học tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục đại học; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra.

Giáo dục thường xuyên nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

 

             Theo TTXVN

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục