(HBĐT) -  Sở GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn công tác tổ chức khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2021 - 2022.


Trong ngày tựu trường của lớp 1 vừa được tổ chức ngày 23/8, các trường học đã thực hiện nghiêm túc 5K. Ảnh chụp tại trường Tiểu học Sông Đà (TP Hoà Bình).

Theo đó, trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát, các địa phương không phải thực hiện giãn cách xã hội thì toàn thể các đơn vị, trường học sẽ đồng loạt tổ chức khai giảng và "Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường” năm học 2021 - 2022 vào 7h30’ ngày 5/9/2021 theo hình thức tập trung, đảm bảo ngắn gọn, hiệu quả, tuyệt đối đảm bảo quy định 5K phòng, chống dịch Covid-19.

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị, trường học có thể lựa chọn phương thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cụ thể:

Đối với các đơn vị, trường học có quy mô học sinh nhỏ, địa điểm tổ chức đủ rộng để bố trí chỗ ngồi cho đại biểu, cán bộ, giáo viên, học sinh dự đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét, có thể tổ chức khai giảng tập trung toàn trường.

Đối với các đơn vị, trường học có quy mô học sinh lớn không thể bố trí chỗ ngồi cho đại biểu, cán bộ, giáo viên, học sinh dự khai giảng đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét: Ưu tiên học sinh các khối lớp đầu cấp dự khai giảng. Đối với các khối lớp khác, cử đại diện học sinh dự khai giảng, đồng thời bố trí hệ thống loa phóng thanh hoặc phát video trực tiếp cho các học sinh còn lại dự khai giảng tại các lớp học.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non: Tổ chức khai giảng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trong trường hợp học sinh được đến trường nhưng phải thực hiện giãn cách xã hội, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức khai giảng tại mỗi lớp học.

Đặc biệt, trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, địa phương đang thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ: Sở GD&ĐT đề nghị tùy theo điều kiện thực tế, tổ chức khai giảng theo hình thức trực tuyến, đảm bảo an toàn, ngắn gọn, thiết thực, hiệu quả, thể hiện tinh thần chia sẻ động viên học sinh, học viên, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học. Riêng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, không tổ chức khai giảng trực tuyến.

Từ nay đến khi năm học mới chính thức bắt đầu, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, ưu tiên các hạng mục công trình như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm "Xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Đặc biệt, Sở GD&ĐT đôn đốc các đơn vị, trường học khẩn trương tổ chức tặng sách giáo khoa cho thư viện trường học, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học, đặc biệt là sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6.


T.T (TH)


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục