(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 13/17 xã, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đến nay, toàn huyện mới có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), riêng tiêu chí số 5 về trường học mới có 5/16 xã hoàn thành. Cùng với đó là rất nhiều thách thức đòi hỏi địa phương phải nỗ lực tìm giải pháp để vừa tháo gỡ khó khăn, vừa tạo thêm động lực cho lộ trình nâng cao chất lượng giáo dục.



Cán bộ quản lý trường TH&THCS Cao Sơn, xã Cao Sơn (Đà Bắc) kiểm tra cơ sở vật chất được đầu tư phục vụ công tác dạy và học.

Bước vào năm học mới, trường mầm non Cao Sơn (xã Cao Sơn) phấn khởi được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đây là thành quả đánh dấu nỗ lực không ngừng của nhà trường cũng như quyết tâm chung của ngành GD&ĐT huyện. Từ chỗ chỉ là một điểm trường còn nhiều hạn chế chi phối chất lượng dạy và học, điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, nhờ thực hiện tốt việc dồn dịch điểm trường và thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, trường mầm non Cao Sơn đã có diện mạo hoàn toàn mới, đáp ứng các tiêu chí để trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Với kết quả này, nhà trường góp phần quan trọng đưa xã Cao Sơn trở thành 1 trong 5 xã hoàn thành tiêu chí số 5 về trường học, từng bước tiến gần đến mục tiêu đạt chuẩn xã NTM vào cuối năm nay.

 Tính đến hết năm học 2020 - 2021, huyện có 25/47 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt  53,19%. Trong đó, cấp mầm non có 9/20 trường; tiểu học 6/6 trường; THCS 4/6 trường; TH&THCS 6/15 trường. Đặt vào điều kiện KT-XH ĐBKK của huyện mới thấy đây là kết quả rất đáng tự hào, thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đã chung tay đóng góp cho sự phát triển của giáo dục vùng khó.

Trong bối cảnh khó khăn về phát triển KT-XH, huyện đã linh hoạt lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho giáo dục phù hợp. UBND huyện phân bổ nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) trường học có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên cho các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các xã nằm trong kế hoạch về đích NTM, các trường vùng khó có CSVC xuống cấp nghiêm trọng…

Thống kê từ năm 2018 - 2021, huyện đã huy động nguồn lực khá lớn để đầu tư CSVC trường, lớp học. Điển hình như: Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu đầu tư trên 35 tỷ đồng xây dựng 24 công trình trường học tại 10/20 xã, thị trấn; chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đầu tư trên 76 tỷ đồng xây dựng 65 phòng học cấp mầm non, tiểu học; nguồn chi sự nghiệp, ngân sách huyện hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình 135; các nguồn tài trợ khác... Riêng năm học 2020 - 2021, huyện huy động khoảng 43,5 tỷ đồng đầu tư CSVC, hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách sự nghiệp giáo dục huyện giao. Đến nay, tất cả các điểm trường bị ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn huyện đều có đủ phòng học, học sinh không phải học phòng tạm hoặc lều bạt; 100% trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện được trang bị máy vi tính phục vụ công tác quản lý, dạy và học; toàn ngành có 27/27 trường có thư viện, trong đó có 10 thư viện xuất sắc...

Đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện nhấn mạnh: Nhìn chung, huyện đã tích cực huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng CSVC, đảm bảo hiệu quả đầu tư theo hướng kiên cố, đồng bộ, phù hợp nhu cầu sử dụng và quy mô phát triển của từng đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp. Trong nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, Phòng GD&ĐT huyện chú trọng thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch, sáp nhập các cơ sở giáo dục. Qua rà soát, đã tham mưu sáp nhập các trường tiểu học, THCS đảm bảo tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ năm học 2016 - 2017 đến nay, qua sáp nhập đã giảm từ 65 còn 47 trường. Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo các đơn vị dồn dịch điểm trường lẻ. Kết quả đã giảm được 22 điểm trường mầm non, 18 điểm trường tiểu học, đưa học sinh về tập trung tại điểm trường chính, tạo điều kiện thuận lợi để bước đầu triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới ngay từ năm học 2020 - 2021.

Thu Trang

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục