Ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bên cạnh thẻ dự thi có dán ảnh của thí sinh thì khi vào phòng thi yêu cầu thí sinh phải có kèm thêm bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng.

Dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thí sinh phải mang thêm bản photo chứng minh nhân dân có công chứng.
 
Trao đổi với báo chí ngày 14/4 tại hội nghị thi tốt nghiệp THPT 2010, ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ khẳng định: Đây chính là biện pháp để đối chiếu tránh thi hộ, thi kèm. Những trường hợp chưa được cấp hoặc mất giấy chứng minh nhân dân phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an có thẩm quyền; nếu gia đình thí sinh không có sổ hộ khẩu riêng, có thể sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã với đầy đủ thông tin như trong sổ hộ khẩu.

Nếu trường hợp quá gấp thí sinh không làm kịp các thủ tục trên thì các hội đồng thi vẫn phải tạo điều kiện để thí sinh đó dự thi với điều kiện thí sinh đó phải viết cam đoan, có ít nhất hai thí sinh khác ký xác nhận làm chứng. Sau khi thi xong, thí sinh phải bổ sung những giấy tờ còn thiếu tới hội đồng coi thi.

Trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, các địa phương phản ánh có quá nhiều thanh tra Bộ “cắm chốt” tại hội đồng thi, nhiều khi không có tác dụng và làm phiền hà. Vậy năm nay, Bộ có thay đổi gì về bố trí lực lượng thanh tra tại các địa phương?

Năm nay, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT cắm chốt tại các địa phương như những năm trước. Thay vào đó, Bộ thành lập mỗi tỉnh, thành phố 2 đoàn thanh tra lưu động để kiểm tra đột xuất Hội đồng coi thi.

Bộ chỉ ra quyết định điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tham gia thanh tra, giám sát công tác in sao đề thi, coi thi. Mỗi tỉnh, thành có 1 đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn và từ 5-10 thành viên.

Do lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ giảm, không cắm chốt tại các hội đồng thi nên trách nhiệm thanh tra của Sở GD-ĐT sẽ cao hơn, nếu năm ngoái 15 phòng thi mới có 1 cán bộ thanh tra của Sở GD-ĐT thì năm nay tỷ lệ này là 10 phòng thi có 1 thanh tra.

Việc giảm thanh tra ủy quyền có dẫn tới tình trạng “nới lỏng” giám sát việc thực hiện một kỳ thi nghiêm túc?

Quan điểm của Bộ không làm thay cấp dưới. Vấn đề cốt lõi là làm sao quán triệt từ học sinh, giáo viên thực hiện tốt quy chế trong thi cử. Do vậy, không nên quan niệm thanh tra là người giám sát và quyết định tính nghiêm túc của kỳ thi, điều này phụ thuộc phần lớn vào cấp cơ sở và muốn như vậy phải tăng trách nhiệm của địa phương. Nếu giám thị, hội đồng coi thi không nghiêm túc thì có bao nhiêu thanh tra cũng không kiểm tra được.

Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động “hai không” thì công tác thi cử đã dần đi vào ổn định nên lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ cắm chốt tại các hội đồng coi thi là không thực sự cần thiết nữa và gây lãng phí. Cần phải đổi mới công tác thanh tra trong thi cử và tăng trách nhiệm ở địa phương.

Nhưng trong quá trình thanh tra đột xuất, nếu phát hiện thí sinh, giám thị, nhân viên… tại hội đồng thi vi phạm quy chế thì cán bộ thanh tra phải kiên quyết xử lý hoặc yêu cầu xử lý theo quy định.

Trong kỳ thi sắp tới, ông có lời khuyên nào đối với thí sinh?

Đối với thí sinh, tôi đặc biệt lưu ý các em là tuyệt đối không được mang theo và sử dụng các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang diễn ra.

Mang điện thoại di động vào phòng thi, dù không sử dụng hoặc để ở chế độ tắt nguồn thì vẫn bị coi là vi phạm quy chế thi và bị đình chỉ thi. Chúng tôi cũng yêu cầu các hội đồng coi thi phải có nơi để thí sinh gửi điện thoại di động trước khi vào phòng thi.

Còn về tài liệu, thí sinh cần biết rằng, cách ra đề hiện nay đã không còn cơ hội cho thí sinh có thể giở tài liệu ra chép vì không phải là đề học thuộc. Các em mà cứ trông cậy vào tài liệu thì không làm được bài và dễ bị xử lý.

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục