Sinh viên Khoa Đông phương Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) chới với vì bị trường buộc làm luận văn tốt nghiệp bằng ngoại ngữ. Tình thế này buộc sinh viên phải... “đạo” luận văn

 

 

Nhà trường quy định sinh viên (SV) đạt điểm tích lũy 4 năm học 7.0 trở lên phải làm luận văn tốt nghiệp dưới hình thức nghiên cứu khoa học. Riêng SV Khoa Đông phương phải làm luận văn bằng tiếng chuyên ngành khiến không ít SV gặp khó khăn.


Đối phó


T.H, SV lớp 06 DPH1 ngành Hàn Quốc học, Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: “Trường rất tự hào khi SV Khoa Đông phương các ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Trung Quốc học sau 4 năm có thể làm nghiên cứu khoa học có giá trị tương đương với khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng chuyên ngành.

Nhưng nhà trường không biết sau những khóa luận đó, SV phải khốn khổ như thế nào”. M.C, SV lớp 06 DPN1, ngành Nhật Bản học, phân tích: “Trong 4 năm học, SV chủ yếu học nghe, nói, đọc và ngữ pháp tiếng Nhật, rất ít giờ được học viết, do vậy, khi viết luận văn gặp rất nhiều khó khăn”.



Minh họa: NGUYỄN TÀI


SV ngành Hàn Quốc học cũng than phiền: “Có lúc phải nhờ giảng viên người Hàn Quốc xem giúp nhưng đoạn văn viết khoảng 10 dòng đã có hàng chục lỗi. Viết một bài nghiên cứu với 3 chương bằng tiếng Hàn thực sự là quá khó!”.


SV còn cho biết tình cảnh trên buộc không ít SV phải “xào”, cắt cúp luận văn sẵn có và vào các “chợ” luận văn trên mạng để “đạo” vì không đủ sức để viết. Có 7 SV khóa 6 đủ điều kiện làm luận văn làm đơn xin không làm nghiên cứu khoa học đã bị trường từ chối, ép phải làm nếu không sẽ hạ điểm tích lũy xuống còn 6,9 và nếu SV cứ xin thi tốt nghiệp thì kết quả đạt loại khá, trường cũng không công nhận khiến SV hoang mang, bức xúc...


Thiếu thực chất


Một giảng viên Hàn Quốc học của trường nhận xét: “SV viết tiếng Việt còn chưa xong, cách thức làm bài nghiên cứu khoa học còn chưa đạt nên khi viết khóa luận bằng tiếng Hàn rất lúng túng”.

Khó tránh “đạo” nhưng vẫn làm

Ông Trần Hành cho rằng SV kêu khó là do chọn đề tài chưa phù hợp, chưa đúng sức. SV có thể chọn đề tài đơn giản như trà đạo, áo dài, kimono... Cũng khó tránh trường hợp SV “đạo” từ các nguồn khác nhưng trường giao trách nhiệm cho giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện kiểm tra để hạn chế sao chép. Ông Hành khẳng định: Để SV có trách nhiệm với việc làm nghiên cứu khoa học nên đây là yêu cầu nghiêm, SV đạt điều kiện mà không chịu làm thì sẽ bị hạ điểm. Nếu không bắt làm thì không thành, trường luôn đứng về phía SV nhưng không có cách nào khác nếu các em muốn có việc làm và thăng tiến sau này...

Giảng viên này kể: “Có những em làm đề tài mới, không có nguồn, phải “chế” ra nên có vô số lỗi. Còn những đề tài cũ thì nhiều em “cóp” chỗ này một đoạn, chỗ kia một đoạn. Chỉ cần đọc văn phong là chúng tôi biết các em “đạo” vì SV không thể đủ năng lực để viết được như vậy”.

Dù nhiều đề tài nghiên cứu chưa đạt và có dấu hiệu đạo văn nhưng theo một số giảng viên chấm khóa luận và phản biện, họ vẫn phải châm chước vì SV phải chạy theo yêu cầu quá cao của nhà trường.


Nhiều giảng viên Khoa Đông phương tại các trường ĐH nhận định việc bắt SV năm cuối phải viết luận văn bằng tiếng chuyên ngành là thiếu thực chất và quá sức. Các giảng viên cho biết mỗi luận án họ viết bằng tiếng Hàn phải mất 2-3 năm mới hoàn thành, phải sửa hàng chục lần vẫn còn sai sót, huống hồ SV chỉ mới tiếp xúc với ngôn ngữ này có vài năm. “Chỉ nên để SV viết tóm tắt luận văn bằng tiếng nước ngoài 1-2 trang là vừa” - một giảng viên đề nghị.


Đó là thành công của trường (?)


Dù vậy, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông Trần Hành, Hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Đông phương Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết chưa nhận được phản ánh nào về vấn đề này.

Theo ông Hành, mục đích của trường là đào tạo nhân lực có trình độ cao, ra trường có thể làm cho các công ty nước ngoài và để các doanh nghiệp không phải đào tạo lại nên việc SV Khoa Đông phương đạt điểm tích lũy 7.0 trở lên phải viết nghiên cứu khoa học bằng tiếng đã học là một yêu cầu bắt buộc và thực tế. Hiện mới chỉ có Trường ĐH Lạc Hồng làm được điều này, thành công này là do sự kiên trì của nhà trường.

 

 

                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục