(HBĐT) - Người nghèo sẽ ngày càng nghèo thêm nếu không may bị ốm đau, bệnh tật. Khó khăn sẽ chồng chất khó khăn và như một vòng luẩn quẩn khi họ vừa phải lo cuộc sống hàng ngày, vừa phải lo tiền để chữa bệnh.

 

 

 

Y sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn điều trị cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. ảnh: Việt Lâm.

 

Cứu cánh của họ không ai khác chính là tấm thẻ BHYT. BHYT giúp người dân có cơ hội được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn và giảm bớt gánh nặng về tài chính, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những người ở vùng sâu, vùng xa, người bị bệnh hiểm nghèo, điều trị dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Do đó, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân cần có sự chung tay của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội...  

Ngày 26/5/2016, Bộ Y tế ra công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước phối phợp với các sở, ban, ngành và BHXH tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về BHYT gắn với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân, đồng thời giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015 - 2020. Bộ Y tế cũng giao cho Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám - chữa bệnh trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện Luật BHYT; tăng cường thanh tra, kiểm tra chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở khám - chữa bệnh.  

Ngày 17/6, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, BHXH tỉnh nghiêm túc triển khai và thực hiện Luật BHYT, tập trung tuyên truyền về nội dung, chính sách, pháp luật BHYT, trọng tâm là tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong vận động, huy động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT và các quy định mới của pháp luật về BHYT. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế và đặc biệt là sự hỗ trợ của dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng trong năm 2016, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh tuyên truyền một số nội dung: Mở 11 lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về BHYT trong bệnh viện cho viên chức các bệnh viện và 210 trạm y tế xã, phường, thị trấn; cung cấp thông tin về BHYT lồng ghép trong các hội nghị ở địa phương; tổ chức các buổi truyền thông về BHYT tại 14 bệnh viện trong tỉnh cho người bệnh, người nhà người bệnh và viên chức y tế; tổ chức các buổi tọa đàm với các thành viên liên quan về tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, rào cản trong thực hiện BHYT theo hộ gia đình tại tuyến tỉnh và huyện; tổ chức truyền thông tại các xã dưới hình thức hái hoa dân chủ, giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép với truyền thông về chính sách BHYT; xây dựng phóng sự truyền hình, phát tiểu phẩm tuyên truyền trên sóng truyền hình của tỉnh; viết bài đăng trên Báo Hòa Bình và xây dựng đĩa phát thanh phát trên hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn.  

Dưới sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến địa phương cùng sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành về việc triển khai thực hiện BHYT, hy vọng sẽ giúp cho người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa, quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia BHYT.

 

                         Minh Thủy (Trung tâm TTGDSK tỉnh)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục