(HBĐT) - Do cơ chế, chính sách, năm 2017, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đạt tỷ lệ độ bao phủ BHYT 98,77% giảm còn dưới 40%. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm nay, tỷ lệ bao phủ BHYT của xã lên 75,64%. Và trong năm nay, có thể xã Dân Hạ phấn đấu đạt được tiêu chí số người tham gia BHYT trong xây dựng nông thôn mới.


Theo thống kê, đến năm 2017, xã Dân Hạ có 5.306 nhân khẩu với 98,77% người tham gia BHYT. Ngày 28/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020. Do vậy, đến hết năm 2017, 2.928 người dân của xã không được cấp BHYT. Tỷ lệ bao phủ BHYT của xã còn chưa đến 40%.

Ông Nguyễn Mạnh Sáu, Chủ tịch UBND xã Dân Hạ cho biết: Trước thực trạng này, UBND xã đã tham mưu Đảng ủy ban hành Nghị quyết, Chỉ thị nhằm nâng cao độ bao phủ BHYT. Theo đó, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT. UBND xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tận xóm, hộ gia đình. Các chi bộ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, nêu cao ý thức tự giác từ đảng viên. Tất cả đảng viên ở chi bộ đều phải tham gia bằng mọi hình thức. Để đạt hiệu quả, tại các buổi tuyên truyền nêu ra những dẫn chứng cụ thể từng trường hợp trong xã, xóm có quyền lợi khi tham gia BHYT. Đồng thời cũng nêu những trường hợp thiệt thòi khi không tham gia BHYT… Từ đó nâng cao nhận thức của người dân trongtham gia BHYT. UBND xã quyết định thành lập tổ công tác bao gồm 4 cán bộ phụ trách việc hướng dẫn mua bảo hiểm. Mở rộng nhiều điểm bán BHYT. Ngoài điểm bưu điện văn hóa xã, xã triển khai đến các xóm, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT. Với đối tượng học sinh, ngay từ đầu năm học, xã phối hợp chặt chẽ với BHXH, Phòng GD &ĐT mở đợt tuyên truyền, vận động sâu rộng trong học sinh và phụ huynh về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT. Các trường học thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về công tác BHYT học sinh, sinh viên, đưa chỉ tiêu về tỷ lệ học sinh tham gia BHYT là một trong các tiêu chí thi đua đối với nhà trường.


Trạm y tế xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Một trong những điểm thuận lợi khi Dân Hạ nâng tỷ lệ độ bao phủ là trong những năm qua, xã được các cấp, ngành quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ khám, chữa bệnh. Hiện, xã có 2 trạm y tế, một trạm của xã đạt chuẩn, một trạm quân dân y kết hợp với nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Hàng năm, trạm dân quân y tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách. Thấy rõ lợi ích mang lại khi tham gia BHYT nên từ khi không được cấp thẻ, nhiều hộ đã chủ động tham gia ngay.

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã tạo được sự tin tưởng của người dân trong các dịch vụ y tế. Bởi vậy, tỷ lệ người dân trong xã tham gia BHYT thời gian qua có chuyển biến tích cực. Đến hết tháng 3/2018, tỷ lệ bao phủ BHYT của xã đạt 75,64% dân số. Trong thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền xã Dân Hạ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHYT bằng nhiều hình thức để người dân hiểu rõ lợi ích khi tham gia.


Việt Lâm

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục