(HBĐT) - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 5.066 trẻ sinh ra, trong đó có 511 trường hợp sinh con thứ 3 (chiếm 10,1%), tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả có xu hướng sinh con thứ 3. Đây là một thách thức lớn đối với ngành Dân số của tỉnh.


Cán bộ Trạm y tế xã Mai Hạ (Mai Châu) tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em gái. 

Qua khảo sát tại huyện Lương Sơn cho thấy, tình trạng sinh con thứ 3 đang diễn biến phức tạp. 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 593 trẻ sinh, trong đó có tới 111 trường hợp sinh con thứ 3, đặc biệt là có tới 4 đảng viên sinh con thứ 3 (tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2018). Tình trạng sinh con thứ 3 không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa mà diễn ra tại tất cả các xã trên địa bàn huyện. Một số xã có nhiều trường hợp sinh con thứ 3 như: Hòa Sơn 13 trường hợp, Tiến Sơn 12 trường hợp, Nhuận Trạch, Trung Sơn, Cao Dương, thị trấn Lương Sơn đều có 9 trường hợp sinh con thứ 3. 
     
Hiện nay, tình trạng sinh con thứ 3 diễn ra tại tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh và có xu hướng tăng mạnh. Một số huyện có tới 90% số xã xảy ra tình trạng sinh con thứ 3. Các huyện: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Yên Thủy, Cao Phong… có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao. 
      
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3 như: tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”, quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường còn khá nặng nề ở nhiều gia đình. Đời sống người dân được nâng cao, kinh tế phát triển, có gia đình đủ con trai, con gái nhưng vẫn muốn sinh thêm con cho "vui cửa, vui nhà” và đề phòng tai nạn, rủi ro. Bên cạnh đó, hình thức xử lý vi phạm còn nhẹ, thiếu sự thống nhất. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về chính sách DS-KHHGĐ chưa đầy đủ, còn hạn chế. Hình thức kỷ luật chỉ dừng ở mức khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương nên không đủ sức răn đe. Họ cố tìm cách "lách luật” và sẵn sàng nhận hình thức kỷ luật để sinh thêm con. Bên cạnh đó, kinh phí giành cho chương trình dân số rất ít; thù lao cho cộng tác viên dân số thấp. Một số cấp ủy, chính quyền còn xem nhẹ công tác DS-KHHGĐ, chưa nhận thức đúng, đủ về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác dân số và phát triển.
      
Tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số. 6 tháng đầu năm, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh là 113,8 nam/100 nữ, cao hơn mức trung bình quốc (toàn quốc là 112,8 nam/100 nữ). Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới thừa nam, thiếu nữ. Nhiều phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Đối với những gia đình kinh tế khó khăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đảm bảo ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển của trẻ. Hơn nữa, dân số phát triển không hợp lý, mất ổn định về quy mô tạo áp lực lớn đối với giáo dục, y tế, lao động, việc làm và giải quyết an sinh xã hội.
      
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ chia sẻ: Hiện nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh là vấn đề tồn tại và khó giải quyết của ngành Dân số. Để từng bước giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, trong thời gian tới, các cấp, ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách dân số; vận động mỗi gia đình dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt và giúp mọi nhà thông suốt tư tưởng, giải tỏa tâm lý định kiến giới. Các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số. Tích cực tuyên truyền về bình đẳng giới, đề cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội. Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái trong học tập và tìm việc làm.
 


 Thu Thủy


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục