(HBĐT) - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) có tiêu chí số 15 quy định xã được công nhận đạt chuẩn NTM phải đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong những năm qua, ngành Y tế đã nỗ lực triển khai, thực hiện chương trình chuẩn quốc gia về y tế xã, củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn quy định.



Cán bộ trạm y tế xã Định Cư (Lạc Sơn) tư vấn tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân. 

Trạm y tế (TYT) xã Kim Bôi (Kim Bôi) đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2012-2020. Bác sỹ Bùi Thị Lý, trạm trưởng TYT xã cho biết: Với những nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên trạm và sự hỗ trợ của Trung tâm Y tế huyện, chính quyền địa phương, năm 2018, trạm được công nhận đạt chuẩn. Khuôn viên trạm được phủ xanh bởi các loại cây thuốc nam; khu vực chờ khám trang bị ghế, quạt, có mái che; phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ chuyên môn được trang bị đầy đủ, hiện đại và khang trang hơn. Đội ngũ cán bộ y tế của trạm được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh... Từ đó, người dân trong xã đặt niềm tin vào đội ngũ y, bác sỹ tại trạm và đến khám ngày một đông hơn.

Cùng với TYT xã Kim Bôi, hiện nay, đa số các xã trên địa bàn tỉnh đã đủ cán bộ y tế theo định mức và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế. Hầu hết các TYT ở vị trí người dân dễ dàng tiếp cận, xe cứu thương có thể vào được trong trạm, nhiều trạm được xây dựng khang trang, đủ diện tích, số phòng chức năng theo quy định. Một số đơn vị có đầy đủ công trình phụ trợ, vườn mẫu thuốc nam. Phần lớn TYT đã có trên 70% loại trang thiết bị, thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, được quản lý, sử dụng đúng quy định... Tính đến tháng 7/2019, toàn tỉnh có 120/191 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm 68,1%. Hết năm 2018, trên 95% TYT xã có công trình cấp nước sạch, trên 91% TYT xã có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hàng năm, tỷ lệ bao phủ BHYT trên toàn tỉnh có sự gia tăng rõ rệt, góp phần cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là đối với người dân sống ở địa bàn nông thôn.

Đồng chí Nguyễn An Trường, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hàng năm, căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Sở Y tế triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung tiêu chí y tế của Bộ tiêu chí xã NTM (15 và 17.6) với các hoạt động cụ thể như: Xây dựng kế hoạch hàng năm của ngành về thực hiện các tiêu chí, trong đó, giao nhiệm vụ thực hiện cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo nhiệm vụ chuyên môn; ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng bảng kiểm, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí số 15; chỉ đạo các phòng Y tế tham mưu cho UBND các huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo UBND các xã thực hiện tiêu chí 15 và 17.6 . 

Bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng xã đạt tiêu chí 15 và 17.6 cũng như duy trì các xã đạt bộ tiêu chí bền vững còn nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, ngành tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện với giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện địa phương; xác định thực hiện ưu tiên đối với từng chuẩn trong khoảng thời gian nhất định...; phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu mới được đưa vào đánh giá như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường, có cán bộ y học cổ truyền, thực hiện công tác DS - KHHGĐ, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, tỷ lệ bao phủ BHYT... 




Bài, ảnh: Hồng Duyên

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục